Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thực phẩm giàu Lysine cho bé


Lysine đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Lysine còn giúp cơ thể bé hấp thu tốt chất canxi, giúp bé có bộ xương và hàm răng chắc khỏe.


Lysine còn hữu ích trong việc hình thành collagen - một thành phần không thể thiếu của các mô liên kết như ở da, sụn và dây chằng. Lysine cũng rất quan trọng giúp hình thành cơ bắp chắc khỏe cho bé; phục hồi chấn thương cũng như sản xuất các enzyme và hormone, giúp bé cao lớn.


Các thực phẩm giàu Lysine cho bé
- Các loại đậu (đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan)
- Sản phẩm của đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành).
- Rong biển.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, fromage.
- Hoa quả sấy khô.
- Cà chua, carrot hoặc nước cam.
- Quả lê, mơ, xoài, chuối và táo.
- Các loại rau củ quả như bí đỏ, củ cải, súp lơ, cần tây.
- Các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, quả hạch Brazil, quả óc chó, quả hồ đào).
- Trứng và một số loại cá (cá mòi, cá tuyết, cá bơn)
- Thịt bò; thịt gà; thịt lợn.
- Động vật có vỏ (tôm, hàu).


Trong số các thực phẩm trên thì sữa là nguồn dồi dào Lysine cho bé hơn cả. Mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, đồng thời không quên sữa cho bé mỗi ngày.


Các triệu chứng thiếu hụt Lysine
Các triệu chứng của thiếu Lysine ở bé như sau:
- Rụng tóc; Mất cảm giác ngon miệng
- Bé dễ bị kích động; Chóng mặt; Không có khả năng tập trung; Mệt mỏi và thờ ơ.
- Bé có thể bị đỏ ngầu ở mắt; hình thành sỏi thận; thiếu máu.
- Bé chậm phát triển.


Lưu ý bổ sung Lysine cho bé
Lysine là một acid amin giúp hình thành, chữa lành và phục hồi các bộ phận trong cơ thể của bé. Đặc biệt, Lysine là chất không thể thiếu giúp bé phát triển chiều cao. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn bổ sung Lysine cho con thì cần phải thận trọng. Bởi nếu bổ sung Lysine quá liều có thể gây các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng; hình thành sỏi mật, tăng lượng cholesterol trong máu...


Nếu muốn bổ sung Lysine cho bé, mẹ cần đưa bé đi khám dinh dưỡng và tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

Theo mevabe