Nếu bé thuộc dạng ‘kén ăn', luôn lắc đầu với các món mới thì mẹ chớ vội nản lòng. Khi nếm hoặc ngửi một đồ ăn mới, bé có thể từ chối ngay lập tức. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với các bé trong độ tuổi ăn dặm và mẫu giáo thì phải cần 10-20 lần để bé dần quen và thích một món ăn mới. Hương vị, màu sắc, cách trang trí của món ăn cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phản ứng chấp nhận hay từ chối của bé. Chọn đúng thời điểm Mẹ có thể chuẩn bị món để bé nếm thử khi bé mới thức giấc và đang vui vẻ. Thời điểm lý tưởng nhất là vào giữa buổi sáng, lúc bé đói bụng. Bắt đầu với những phần nhỏ Thay vì múc đầy một bát nhỏ, mẹ hãy lấy một chiếc bát to và cho phần thức ăn của con vào, nhìn sẽ thấy thật ít và bé sẽ có hứng thú hơn khi nếm thử.
Khen ngợi Nếu bé có anh chị cùng ngồi ở bàn ăn và anh chị của bé cũng đang ăn món đó, mẹ hãy chú ý khen anh chị của bé. Bé cũng muốn ăn để được mẹ yêu. Vừa ăn vừa chơi Thường thì bé từ chối nếm những món mới quá lạ lẫm đối với bé. Vì thế, mẹ hãy cho một ít thức ăn vào khay để bé chơi và làm quen với thức ăn trước khi đút cho bé ăn. Cùng bé đi siêu thị và lựa chọn thực phẩm Hãy biến việc thử một món ăn mới như một chuyến thám hiểm ly kỳ bằng những câu nói kích thích sự tò mò của bé như "Quả này mẹ nghe nói ăn vào sẽ có vị chua chua của bưởi, ngọt ngọt của quýt, hay là mẹ con mình cùng thử nhé". Giả vờ Nếu bé không thích món mẹ đã mất rất nhiều thời gian nấu, mẹ tạm học cách chấp nhận điều đó. Nhưng mẹ vờ hỏi bé xem chúng có muốn thử một chút không? Nếu câu trả lời là "Có" thì thật tuyệt. Còn nếu câu trả lời là "Không", mẹ có thể nãy nhấn mạnh với con rằng: "Con hãy nhớ nhé, con đã nói là không ăn rồi, con sẽ không được đòi và mẹ sẽ không nấu món này trong một tuần nữa đâu đấy!". Để bé nhìn thấy mẹ ăn món đó vui vẻ và ngon miệng thế nào và nhất định không cho nếu con đòi mà chỉ vờ như mẹ "để dành" lại chút ít cho bữa chiều. Khả năng là bé sẽ tự tìm cách thử món này khi mẹ không có mặt. Theo bevame.com |