Nhiều chị em ưa rèn kỷ luật cho con bằng phương pháp "Makeno" mà không biết hậu quả nghiêm trọng. Ngày nay, rất nhiều bà mẹ trẻ rỉ tai nhau rằng con khóc cứ mặc kệ, như vậy bé mới không làm nũng mẹ, như vậy mới là ngoan, là khoa học. Tuy nhiên theo tôi, phương pháp này là hoàn toàn sai lầm. Mặc kệ con khi khóc sẽ có những ảnh hưởng cực xấu đến trẻ nhỏ. Tôi xin liệt kê ra đây 10 lý do vì sao ta không nên mặc kệ con khóc: Mặc kể con khóc ảnh hưởng xấu đến não bộ Bé sơ sinh nào cũng khóc. Trẻ khóc để cho người lớn nhận thấy trẻ đang có một nhu cầu hoặc đòi hỏi nào đó. Khi mẹ không phản ứng với tiếng khóc của con, không giải tỏa nhu cầu cho con tự nhiên sẽ gây nên một sự bức xúc lên trẻ nhỏ. Cũng giống như khi nhu cầu của chính người lớn không được đáp ứng sẽ nảy sinh những khó chịu dai dẳng vậy. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những ức chế và căng thẳng của trẻ nhỏ sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Chưa kể những tác động tâm lý do ảnh hưởng của não bộ, khóc nhiều nhưng không được để tâm sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi khi phải ở một mình, luôn có cảm giác bị tấn công và mất tự chủ. Căng thẳng và ức chế ở trẻ nhỏ còn có những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với ở người lớn vì hậu quả sẽ xảy ra nhanh hơn gấp nhiều lần. Mặc kể con khóc làm trẻ chậm phát triển, kém thông minh Trung tâm trẻ em Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu và kết luận một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ chính là sự đáp ứng của người mẹ đối với nhu cầu của con. Đặc biệt hơn, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bé nào mà bị mẹ để mặc kệ cho khóc sẽ bị chậm phát triển hơn trẻ em bình thường về khả năng vận động cũng như khả năng giao tiếp xã hội cơ bản nhất. Những em bé này có chỉ số IQ thấp hơn khoảng 9 điểm so với trẻ khác ở độ tuổi lên 5 và khó kiềm chế cũng như điều khiển cảm xúc của mình hơn trẻ cùng lứa tuổi. Mặc kể con khóc tạo nên những đứa trẻ vô cảm xúc Cứ mặc kệ trẻ khi khóc quả thật sẽ làm trẻ ngừng khóc. Khi mẹ cứ mặc kệ con, để con gào thét mà không bận tâm, sẽ đến lúc bé không khóc nữa, tự nhiên im bặt và cứ thế nằm chơi một mình. Tuy nhiên, đừng mừng vội. Đó không phải là dấu hiệu bé đang dần hình thành một thói quen như mẹ nghĩ, mà vì bé cảm nhận được sự cô độc của mình và tự tách mình ra khỏi thế giới của mẹ. Trẻ ngừng khóc vì không còn hy vọng mình sẽ được quan tâm, nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng và dần sẽ hình thành nên một đứa trẻ cô độc và vô cảm xúc. Bỏ mặc con khi khóc sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ (ảnh minh họa) Ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cha mẹ - con cái Mặc kệ trẻ khóc từ bé sẽ dần dần tạo nên phản ứng ngược với chính các bậc làm cha mẹ. Khi ngay từ bé trẻ đã được học cách không nên đòi hỏi, không nên khóc lóc vì sẽ không được bố mẹ quan tâm, sau này trẻ em cũng sẽ có những tính toán nhất định với cha mẹ mình. Với những vấn đề rất to lớn về sau như tâm lý tuổi mới lớn, nghiện ngập, mang thai ngoài ý muốn hay vi phạm luật pháp, trẻ sẽ cố gắng tự giải quyết và đối phó với chính vấn đề của mình mà không cần sự quan tâm, can thiệp của cha mẹ. Mà phần lớn những vấn đề này trẻ thường không thể tự mình giải quyết ổn thỏa, chưa kể có khi còn ngập sâu vào những vấn đề khác ngoài tầm kiểm soát hơn. Mặc kệ khiến trẻ cảm thấy không an toàn Những em bé cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ sẽ trở thành những em bé có tính cách muốn chia sẻ cảm xúc, hoạt bát và thân thiện, gần gũi với con người và môi trường xung quanh trẻ. Còn với những em bé lớn lên trong phương pháp "Makeno" luôn cảm thấy bản thân không được an toàn, có xu hướng chống đối người ngoài và dễ cáu bẳn, chai lì cảm xúc hơn. Mặc kệ con khóc là không tôn trọng nhu cầu của trẻ Theo thời gian sẽ đến lúc trẻ không còn những nhu cầu buổi đêm mà sẽ tự ngủ một mạch đến sáng. Bỏ qua, không đáp ứng những mốc phát triển của trẻ lúc còn non yếu là một sai lầm nghiêm trọng của những người làm cha mẹ. Ngay cả khi là người lớn cũng có lúc cần được người khác quan tâm và có những đòi hỏi chính đáng. Vậy thì tại sao ta lại để mặc con? Có rất nhiều cách để rèn luyện con trẻ tính kỷ luật và tự lập. Để mặc con khóc là một biện pháp hoàn toàn sai lầm. Mẹ hãy chú ý tới độ tuổi, sự phát triển của con và nhất là luôn dành hết tình cảm yêu thương, chăm sóc cho con. Có thế con mới lớn lên khỏe mạnh toàn diện mỗi ngày. Theo Khampha
|