Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

6 “Bí mật” ngỡ ngàng về tự kỷ


"Vén màn bí mật" về căn bệnh luôn là nỗi ám ảnh số một của các bà mẹ Việt.


Cụm từ "tự kỷ" tưởng như vô cùng quen thuộc và phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Dưới đây là 6 sự thật vầ tự kỷ mà mẹ nên biết


Không có trẻ tự kỷ nào giống nhau
Nếu bạn đã từng xem trên truyền hình hay gặp ngoài đời một đứa trẻ bị tự kỷ, bạn có thể cho rằng bạn biết "trẻ tự kỷ" là như thế nào. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn mới gặp đúng MỘT đứa trẻ bị tự kỷ, không hơn.


Không phải trẻ tự kỷ nào cũng giống nhau. Một số trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ rất thích nói nhiều, một số bé lại im lặng. Nhiều trẻ có vấn đề về cảm giác, số khác lại bị tiêu hóa, khó ngủ. Một số bé chỉ thích ở một chỗ, số còn lại cực kì thích nghịch ngợm và quậy phá.


Hầu hết trẻ phát bệnh tự kỷ đều trước 3 tuổi
Không có bất cứ một cách thức chính xác nào như thử máu, chụp chiếu hay xét nghiệm có thể nói rõ trẻ có bị tự kỷ hay không. Tất cả chuẩn đoán của bác sĩ và chuyên gia đều dựa vào việc quan sát phản ứng và khả năng của trẻ. Những dấu hiệu đầu tiên thường sẽ xuất hiện sau sinh nhật thứ nhất của trẻ, vào khoảng 6- 18 tháng. Lúc này, dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ không phải là sự bất thường trong phản ứng của trẻ mà là sự thiếu hụt một kỹ năng đáng lẽ phải có tại thời điểm đó. Ví dụ như chậm nói, không quay đầu khi mẹ gọi tên, không biết cầm nắm đồ vật hay không biết cười, nhận mặt người thân...


Rất ít trẻ tự kỷ hoàn toàn khỏi bệnh

Đây quả là một thông tin rất "sốc" với các bà mẹ. Tuy nhiên, điều này là sự thật. Có hàng trăm phương pháp khác nhau để chữa bệnh tự kỷ cho trẻ. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và trị liệu tinh thần. Thực tế, ta có thể giảm nhẹ mức độ tự kỷ của trẻ. Điều này là hoàn toàn có thể và rất nhiều trẻ tự kỷ đã có những tiến bộ vượt bậc chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể học các kỹ năng để giúp chúng thể hiện tốt hơn trong cuộc sống. Bệnh tự kỷ thường sẽ kéo dài suốt đời.


Chưa có nguyên nhân cụ thể cho bệnh tự kỷ
Ít nói chuyện với con gây tự kỷ? Cho trẻ xem ti vi nhiều gây tự kỷ? Tự kỷ do gen hay do hàm lượng thủy ngân cao trong vacccine gây ra? Tất cả mới chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ chủ yếu phụ thuộc vào gen. Nếu một cặp vợ chồng có con bị tự kỷ, 5-10% khả năng đứa con thứ hai của họ cũng sẽ mắc phải những vấn đề tâm lý. Với các cặp song sinh, khả năng này là 60%.


Các chuyên gia tin rằng do sự tương tác của từ 3 đến 20 gen khác nhau đã khiến não trẻ phát triển bất thường trong tử cung. Đương nhiên, trẻ có bị tự kỷ hay không cũng còn do yếu tố môi trường tác động một phần.


Một bức ảnh trong bộ ảnh gây sốt của nhiếp ảnh gia Timothy Archibald (người Mỹ) chụp con trai mình mắc bệnh tự kỷ lúc lên 5 tuổi.


Đầu to là một dấu hiệu nguy hiểm

Phát hiện gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy não bộ của trẻ tự kỷ phát triển khác nhau từ khi còn nhỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết trẻ sau này được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ có đường kính đầu nhỏ lúc sinh ra nhưng có đầu và bộ não lớn hơn nhiều so với bình thường khi trẻ đạt 6 đến 14 tháng. "Một số trẻ có thể đã tăng đến 90% kích thước đầu chỉ trong một vài tháng" đồng tác giả Natacha Akshoomoff, tiến sĩ, phó giáo sư về tâm thần học tại Đại học California, San Diego cho biết.


Các bác sĩ nhi khoa không phải lúc nào cũng đo chu vi vòng đầu khi mẹ đưa bé đi khám. Vì vậy, mẹ nên yêu cầu cụ thể khi muốn được biết. Tuy nhiên, đừng hoảng sợ nếu kích thước đầu em bé cao hơn tiêu chuẩn. Một số trẻ chỉ đơn giản là có kích thước đầu lớn tự nhiên. "Sự tăng trưởng nhanh chóng trong đường kính vòng đầu không phải là một cách để chẩn đoán bệnh tự kỷ", tiến sĩ Akshoomoff chỉ ra, "nhưng nó có nghĩa là một đứa trẻ cần được theo dõi chặt chẽ hơn".


Trẻ tự kỷ thường học giỏi toán
Trẻ em tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, tuy nhiên chúng có nhiều khả năng trở thành nhà bác học, và thể hiện khả năng phi thường ở một lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, toán học. Đương nhiên, không phải ai có chứng tự kỷ đều trở thành nhà toán học, nhưng theo một nghiên cứu mới thì trẻ mắc bệnh này có kỹ năng học toán cao hơn mức trung bình, cách thức tổ chức não bộ của họ hơi khác so với các đứa trẻ khác. Dạng tự kỷ như vậy thường được gọi dưới tên khoa học là Asperger.


Vì vậy, điều quan trọng là tránh tạo ra sự kỳ thị với những người này và giúp họ phát triển tốt nhất khả năng của mình. Một số người nổi tiếng được cho là mắc chứng bệnh tự kỷ Asperger bao gồm nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein, tỷ phú công nghệ Bill Gate, nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart....


Hà Tùng (autismsciencefoundation)
(Theo khampha.vn)