Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

5 đồ ăn thức uống giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ


Để giúp bé lớn lên khỏe mạnh, các bố mẹ có thể giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch với những thực phẩm sau.

Khi sinh ra, hệ thống miễn dịch của trẻ em yếu hơn người lớn bởi bé chưa được trải nghiệm, tích lũy phòng ngừa bệnh tật. Vậy nên thói quen sinh hoạt và phương pháp bảo vệ sức khỏe đúng cách sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch của mình.

Để giúp bé lớn lên khỏe mạnh, các bố mẹ có thể giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch với những thực phẩm sau:

1. Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe nhờ làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những đứa trẻ không được ăn sữa chua.

Lượng sữa chua hợp lý theo độ tuổi

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với "tiêu chuẩn" như sau:

- 6-10 tháng: 50g/ngày.

- 1-2 tuổi: 80g/ngày.

- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

2. Sữa tươi

Sữa tươi cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Những trẻ em được uống sữa tươi thường xuyên thì sẽ có sức khoẻ rất tốt, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn so với các trẻ em khác.

Các nghiên cứu cũng khẳng định tỷ lệ đạm whey và casein trong sữa tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 12 tháng tuổi nên sữa tươi được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. (Tỉ lệ whey:casein ở sữa mẹ là 60:40. Và tỉ lên này được coi là tỉ lệ tối ưu, giúp trẻ hấp thu tốt nhất và cũng là tiêu chuẩn đối với các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi. Vì thế đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi các mẹ không nên cho trẻ uống sữa tươi).

Cho nên, bạn hãy tập cho trẻ thói quen uống sữa tươi mỗi ngày để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh nhé!

3. Quả óc chó

Quả óc chó rất giàu protein, vitamin E, omega-3, các loại axit hữu cơ và phốt pho, cho nên nó là loại quả tuyệt vời cho não bộ và có khả năng chống lại nhiều bệnh. Đồng thời, omega 3 có trong quả óc chó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.

Chỉ cần thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em vài quả óc chó trong thời gian liên tục 3 tháng là bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay đó.

4. Trái cây và rau

Trái cây và rau xanh được xem là "cái kho của các vitamin" . Chúng rất giàu các chất dinh dưỡng và protein, giúp sản sinh các chất chống oxi hóa để tiêu diệt các tế bào gốc tự do gây bệnh, ngăn ngừa các loại bệnh ung thư khác nhau.

Hãy "nạp" đủ lượng rau xanh và trái cây cần thiết cho cơ thể để bạn và gia đình bạn có một cơ thê khỏe mạnh nhé!

5. Thịt nạc

Thịt nạc có chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa kẽm, có tác dụng giúp chống nhiễm trùng cho các tế bào bạch cầu.

Ngoài ra, ai cũng biết thịt là một loại thức ăn không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của bé. Chúng chứa một nguồn lớn kẽm và sắt. Thịt đóng góp vào quá trình phát triển chiều cao cho trẻ, ngoài ra protein trong thịt còn làm nhiệm vụ tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn.


Trong các loại thịt, thịt gà được xem là một trong những thực phẩm chứa lượng protein cao nhất. Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là một thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho bé trong việc cải thiện và phát triển chiều cao.

Vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung thêm thịt nạc vào thực đơn dinh dưỡng cho con bạn nhé!

Theo Afamily