"Đi thực tế tại các trường mầm non, chúng tôi ghi nhận việc phụ huynh gửi thuốc nhờ giáo viên cho trẻ uống thực sự là một "gánh nặng" cho các trường. Điều đáng lo là nhiều trường thực hiện chưa chặt chẽ và khoa học trong việc tiếp nhận thuốc từ phụ huynh. Cụ thể như nhận thuốc không rõ tên và nhãn mác, thuốc đặc trị không kèm chẩn đoán và toa thuốc, thuốc không nhằm mục đích điều trị bệnh; ghi sổ tiếp nhận không rõ tên thuốc, cách uống, liều lượng sử dụng và số lần dùng trong ngày.
Cán bộ y tế Trường Mầm non Tuổi Thơ 7, Q.3 cho trẻ uống thuốc do phụ huynh gửi. Ảnh: H.Tr
Cá biệt có trường hợp giáo viên tự tiện cho học sinh dùng thuốc (thuốc ho, thuốc ngủ) ảnh hưởng đến sức khỏe của các em...", bác sĩ Nguyễn Tài Dũng - Phó phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận.
"Gánh nặng" cho trường mầm non
Đúng vậy. Chị Thanh Ngân có con 4 tuổi đang học lớp chồi tại một trường mầm non công lập ở Q.3 cho biết: "Con gái tôi hay bệnh vặt, cứ 2-3 tháng lại bệnh một lần. Mỗi lần như vậy, tôi chỉ xin nghỉ làm được một đến hai ngày để đưa con đi khám bệnh. Sau đó thì phải cho con đi học và đương nhiên là gửi thuốc nhờ cô giáo cho con uống".
Bà Chung Bích Phượng - Phó phòng GD-ĐT Q.Tân Phú cũng thừa nhận là tình trạng phụ huynh gửi thuốc nhờ nhà trường cho trẻ uống là chuyện thường diễn ra ở các trường mầm non. Trẻ bị các bệnh như ho, viêm họng... nên nhà trường không thể từ chối nhận. Điều đó sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, vì họ còn phải đi làm. Chỉ những trường hợp trẻ bị các bệnh truyền nhiễm (như tay chân miệng...) thì nhà trường tuyệt đối không nhận. "100% trường mầm non trên địa bàn có cán bộ y tế nhưng do mỗi ngày có nhiều trẻ trong nhiều lớp được phụ huynh gửi thuốc nên cán bộ y tế không thể thực hiện việc cho trẻ uống thuốc mà giao cho giáo viên. Cán bộ y tế sẽ đi giám sát tại các lớp", bà Phượng nhấn mạnh.
Cô Lê Thị Tám - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca 3 (Q.11) cũng cho biết, nhà trường vẫn thường nhận thuốc phụ huynh gửi cho trẻ uống. Tuy nhiên, "Chúng tôi chỉ nhận thuốc có toa của bác sĩ. Phụ huynh gửi thuốc cho cán bộ y tế trường học và ghi đầy đủ thông tin vào sổ. Đến giờ, cán bộ y tế sẽ xuống lớp cho trẻ uống. Đối với những trường hợp thuốc không có toa của bác sĩ thì nhà trường không nhận. Đến giờ trẻ uống thuốc, phụ huynh sẽ tới trường và cho con uống", cô Tám nói.
Hạn chế tối đa việc nhận thuốc
Rõ ràng, việc cho trẻ uống thuốc không phải là trách nhiệm của nhà trường nhưng hiện nay các trường vẫn cứ "ôm". Tất cả là vì phụ huynh và học sinh. Song, nhiều trường đã không hiểu được rằng "làm ơn" đôi khi lại "mắc oán".
Bởi: "Người cho uống thuốc phải chịu trách nhiệm trước mọi nguy cơ xảy ra đối với người được uống thuốc. Và dị ứng thuốc là điều rất dễ xảy ra, mọi loại thuốc đều có thể xảy ra dị ứng. Dị ứng thuốc có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Dũng khẳng định.
Điều đó cũng có nghĩa, phụ huynh gửi thuốc nhờ giáo viên cho học sinh uống, nếu có chuyện gì xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh thì giáo viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chứ không phải là phụ huynh.
Vì vậy, để tránh những phiền phức không đáng có có thể xảy ra với nhà trường, với giáo viên và trên hết là nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, bác sĩ Dũng khuyến cáo: "Các trường nên hạn chế việc nhận thuốc từ phụ huynh. Chỉ có thể nhận thuốc phụ huynh gửi lại trường nếu trẻ không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm và trong trường hợp phụ huynh không thể cho trẻ uống thuốc theo thời gian chỉ định của bác sĩ - (chẳng hạn, theo đơn thuốc uống ngày 3 lần sáng, trưa, chiều thì chỉ nhận cho uống vào buổi trưa). Tuyệt đối không nhận thuốc phụ huynh gửi nếu thuốc không kèm theo toa chỉ định của bác sĩ, thuốc không rõ tên, cách uống, liều lượng sử dụng và số lần dùng trong ngày. Khi gửi thuốc, phụ huynh phải ghi vào sổ các thông tin như tên thuốc, liều lượng, cách uống, thời gian uống và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, các nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ khi uống thuốc. Phụ huynh phải để thuốc trong bao riêng và ghi cụ thể họ tên học sinh, lớp, tổ, liều uống, cách uống và thời gian uống... Về phía giáo viên hoặc cán bộ y tế, trước khi cho học sinh uống thuốc phải kiểm tra đúng người, đúng thuốc và đúng liều. Tuyệt đối không cho trẻ này uống lộn thuốc của trẻ kia".
Ngoài ra, nhà trường nên phân công cán bộ y tế là người trực tiếp tiếp nhận thuốc do phụ huynh gửi, kiểm tra thuốc đảm bảo chất lượng, thuốc kèm theo toa, thuốc rõ tên... "Chỉ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn theo qui định mới được phép chỉ định và cho học sinh dùng thuốc điều trị. Nghiêm cấm các trường hợp người không có chuyên môn y tế cho trẻ sử dụng thuốc tùy tiện, không có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các trường mầm non hầu như không ngày nào là không có phụ huynh gửi thuốc nhờ nhà trường cho trẻ uống. Thậm chí, nhiều trường có tới hàng chục trẻ/ngày được phụ huynh gửi thuốc...Thuốc không tên vào trường mầm non
"Đi thực tế tại các trường mầm non, chúng tôi ghi nhận việc phụ huynh gửi thuốc nhờ giáo viên cho trẻ uống thực sự là một "gánh nặng" cho các trường. Điều đáng lo là nhiều trường thực hiện chưa chặt chẽ và khoa học trong việc tiếp nhận thuốc từ phụ huynh. Cụ thể như nhận thuốc không rõ tên và nhãn mác, thuốc đặc trị không kèm chẩn đoán và toa thuốc, thuốc không nhằm mục đích điều trị bệnh; ghi sổ tiếp nhận không rõ tên thuốc, cách uống, liều lượng sử dụng và số lần dùng trong ngày.
Cá biệt có trường hợp giáo viên tự tiện cho học sinh dùng thuốc (thuốc ho, thuốc ngủ) ảnh hưởng đến sức khỏe của các em...", bác sĩ Nguyễn Tài Dũng - Phó phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận.
"Gánh nặng" cho trường mầm non.
Đúng vậy. Chị Thanh Ngân có con 4 tuổi đang học lớp chồi tại một trường mầm non công lập ở Q.3 cho biết: "Con gái tôi hay bệnh vặt, cứ 2-3 tháng lại bệnh một lần. Mỗi lần như vậy, tôi chỉ xin nghỉ làm được một đến hai ngày để đưa con đi khám bệnh. Sau đó thì phải cho con đi học và đương nhiên là gửi thuốc nhờ cô giáo cho con uống".
Bà Chung Bích Phượng - Phó phòng GD-ĐT Q.Tân Phú cũng thừa nhận là tình trạng phụ huynh gửi thuốc nhờ nhà trường cho trẻ uống là chuyện thường diễn ra ở các trường mầm non. Trẻ bị các bệnh như ho, viêm họng... nên nhà trường không thể từ chối nhận. Điều đó sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, vì họ còn phải đi làm. Chỉ những trường hợp trẻ bị các bệnh truyền nhiễm (như tay chân miệng...) thì nhà trường tuyệt đối không nhận. "100% trường mầm non trên địa bàn có cán bộ y tế nhưng do mỗi ngày có nhiều trẻ trong nhiều lớp được phụ huynh gửi thuốc nên cán bộ y tế không thể thực hiện việc cho trẻ uống thuốc mà giao cho giáo viên. Cán bộ y tế sẽ đi giám sát tại các lớp", bà Phượng nhấn mạnh.
Cô Lê Thị Tám - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca 3 (Q.11) cũng cho biết, nhà trường vẫn thường nhận thuốc phụ huynh gửi cho trẻ uống. Tuy nhiên, "Chúng tôi chỉ nhận thuốc có toa của bác sĩ. Phụ huynh gửi thuốc cho cán bộ y tế trường học và ghi đầy đủ thông tin vào sổ. Đến giờ, cán bộ y tế sẽ xuống lớp cho trẻ uống. Đối với những trường hợp thuốc không có toa của bác sĩ thì nhà trường không nhận. Đến giờ trẻ uống thuốc, phụ huynh sẽ tới trường và cho con uống", cô Tám nói.
Hạn chế tối đa việc nhận thuốc
Rõ ràng, việc cho trẻ uống thuốc không phải là trách nhiệm của nhà trường nhưng hiện nay các trường vẫn cứ "ôm". Tất cả là vì phụ huynh và học sinh. Song, nhiều trường đã không hiểu được rằng "làm ơn" đôi khi lại "mắc oán".
Bởi: "Người cho uống thuốc phải chịu trách nhiệm trước mọi nguy cơ xảy ra đối với người được uống thuốc. Và dị ứng thuốc là điều rất dễ xảy ra, mọi loại thuốc đều có thể xảy ra dị ứng. Dị ứng thuốc có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Dũng khẳng định.
Điều đó cũng có nghĩa, phụ huynh gửi thuốc nhờ giáo viên cho học sinh uống, nếu có chuyện gì xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh thì giáo viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chứ không phải là phụ huynh.
Vì vậy, để tránh những phiền phức không đáng có có thể xảy ra với nhà trường, với giáo viên và trên hết là nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, bác sĩ Dũng khuyến cáo: "Các trường nên hạn chế việc nhận thuốc từ phụ huynh. Chỉ có thể nhận thuốc phụ huynh gửi lại trường nếu trẻ không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm và trong trường hợp phụ huynh không thể cho trẻ uống thuốc theo thời gian chỉ định của bác sĩ - (chẳng hạn, theo đơn thuốc uống ngày 3 lần sáng, trưa, chiều thì chỉ nhận cho uống vào buổi trưa). Tuyệt đối không nhận thuốc phụ huynh gửi nếu thuốc không kèm theo toa chỉ định của bác sĩ, thuốc không rõ tên, cách uống, liều lượng sử dụng và số lần dùng trong ngày. Khi gửi thuốc, phụ huynh phải ghi vào sổ các thông tin như tên thuốc, liều lượng, cách uống, thời gian uống và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, các nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ khi uống thuốc. Phụ huynh phải để thuốc trong bao riêng và ghi cụ thể họ tên học sinh, lớp, tổ, liều uống, cách uống và thời gian uống... Về phía giáo viên hoặc cán bộ y tế, trước khi cho học sinh uống thuốc phải kiểm tra đúng người, đúng thuốc và đúng liều. Tuyệt đối không cho trẻ này uống lộn thuốc của trẻ kia".
Ngoài ra, nhà trường nên phân công cán bộ y tế là người trực tiếp tiếp nhận thuốc do phụ huynh gửi, kiểm tra thuốc đảm bảo chất lượng, thuốc kèm theo toa, thuốc rõ tên... "Chỉ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn theo qui định mới được phép chỉ định và cho học sinh dùng thuốc điều trị. Nghiêm cấm các trường hợp người không có chuyên môn y tế cho trẻ sử dụng thuốc tùy tiện, không có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các trường mầm non hầu như không ngày nào là không có phụ huynh gửi thuốc nhờ nhà trường cho trẻ uống. Thậm chí, nhiều trường có tới hàng chục trẻ/ngày được phụ huynh gửi thuốc...
Theo Giáo Dục