Không phải ngẫu nhiên trứng lộn được đưa vào danh sách thực phẩm 'vàng' cho trẻ.
Trước rất nhiều tranh cãi của độc giả quanh việc Bé vàng da vì... trứng vịt lộn và Uống nước trứng lộn bé thông minh nhiều bà mẹ thắc mắc không biết có nên cho bé ăn trứng lộn hay không. Vì vậy, hãy cùng Eva tìm hiểu về món ăn này trước khi cho trẻ ăn nhé!
Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng nhanh. Vì vậy, không ít cha mẹ coi đây là ‘thần dược' với trẻ biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng...
Thực tế, không phải ngẫu nhiên trứng lộn được đưa vào danh sách thực phẩm ‘vàng' cho trẻ. Bởi trong trứng lộn có chứa các dưỡng chất như: protein, canxi, photpho, sắt, gluxit, vitamin B1, vitamin A... cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, Mẹ 'tỉnh' không cho con ăn trứng lộn nhiều, không nên vì thấy trẻ thích ăn mà cho ăn nhiều hoặc ép trẻ ăn bằng mọi giá chỉ vì suy nghĩ 'ăn trứng lộn giúp trẻ tăng chiều cao, thông minh'. Bất kỳ đồ ăn nào được 'ngợi ca' là tốt chỉ phát huy tác dụng khi bổ sung hợp lý, ăn với liều lượng đúng thì trẻ mới hấp thu được.
Không phải ngẫu nhiên trứng lộn được đưa vào danh sách thực phẩm 'vàng' cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Theo Ths. Bs. Hoàng Hoa: nhiều mẹ nhầm tưởng trứng lộn tốt nên tích cực cho con ăn hàng ngày, nhưng thực tế đây là quan niệm sai lầm. Hàm lượng vitamin A trong trứng khá cao. Trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1.000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300 - 500mcg. Bởi vậy, trẻ ăn nhiều trứng lộn sẽ thừa vitamin A, gây vàng da không tốt cho sự phát triển xương và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại hóa độc dược.
Trứng lộn cũng chứa nhiều cholesterol cần thiết cho các tế bào thần kinh của trẻ phát triển nhưng ăn trứng lộn quá thường xuyên, lạm dụng trứng lộn gây dư thừa cholestel khiến trẻ dễ cao mỡ máu và tăng nguy cơ tim mạch,
Nếu muốn sử dụng trứng lộn như món ăn bồi bổ cho trẻ, mẹ nên biết:
Với trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng đầy bụng, tiêu chảy...
Với trẻ lớn hơn, chỉ nên cho bé ăn nửa quả trứng vịt (tương đương 4 - 5 quả trứng cút) mỗi lần và một tuần 1 - 2 lần.
Ngoài ra, trẻ bị tiểu đường, tim mạch... không nên hoặc hạn chế ăn trứng lộn vì sẽ làm tắc nghẽn động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng. Và nếu cho trẻ ăn trứng lộn thì nên cho ăn vào buổi sáng là tốt nhất, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc.
Theo Dantri