Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ


Trẻ em cũng có thể học cách tự kiềm chế từ khi còn rất nhỏ. Ban đầu mục đích chỉ để thư giãn và ngăn chặn sự tức giận. Khi lớn lên, những bài tập này sẽ giúp trẻ làm việc bằng những phương pháp lành mạnh thay vì lãng phí thời gian bực bội, khó chịu.

Diễn đạt cảm xúcthành lời

Trẻ em thường buồn bã và hành động khi chúng không biết làmthế nào để nói lên cảm xúc của mình. Trẻcảm thấy thất vọng và bị kích động vềthể chất. Giáo sư Sal Severe, tác giả cuốn sách "Làm thế nào để cư xửvới trẻ mẫu giáo" khuyên rằng: Các vị phụ huynh hãy tìm cách nói chuyện với trẻvề những gì con đang cảm nhận. Hãy dùng những câu hỏi định hướng như: "Con đangcảm thấy tức giận hay chán nản? Bây giờ con đang cảm thấy như thế nào? Cái gì khiến con có cảm xúc như vậy?"...Khi bạn nắm bắt một cách chính xác cảm nhận của con trẻ, bạn sẽ tìm được nhữnggiải pháp hiệu quả để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình.

Hít thở thật sâu

Hít thở sâu là một cách để lấy lại bình tĩnh và trẻ có thểhọc biện pháp này ngay từ nhỏ. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu bằng cáchđặt bàn tay trẻ lên lồng ngực của mình khi thực hiện công việc này và yêu cầutrẻ bắt chước. Trẻ lớn hơn có thể đếm đến 5 khi hít thở sâu. Khi hít vào hãyđếm trong đầu và thở ra từ từ trong khi đếm lại từ 1 đến 5. Bạn có thể nói trẻhình dung những cảm xúc tiêu cực đã theo hơi thở đi ra ngoài.

Rèn luyện sự đồng cảm

Một trang web uy tín liên kết với các chương trình truyềnhình cha mẹ hướng dẫn một cách để xây dựng sự đồng cảm với những đứa trẻ buồnbã. Hãy hỏi con trẻ suy nghĩ thế nào nếu cách cư xử của con có ảnh hưởng tớinhững người khác. Điều này có hiệu quả rõ rệt ngay cả với trẻ nhỏ miễn sao cáchbạn truyền đạt có thể giúp trẻ hiểu. Vídụ: "Khi con buồn, cả nhà đều không vuivì lo lắng cho con". Với những đứa trẻ lớn hơn có thể hỏi: "Con sẽ làm gì để xửlý tốt hơn vấn đề này" để khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề của mình.

Ngừng suy nghĩ

Trẻ em có thể dùng phương pháp nhận thức để bắt đầu chịutrách nhiệm về cách cư xử của mình. Dạy cho trẻ nhận biết dấu hiệu của sự căngthẳng và vẽ trong đầu một biểu tượng "STOP" (dừng lại) màu đỏ, màu xanh hay bấtkì màu nào khác có thể nhắc nhở trẻ dừng những suy nghĩ đáng lo ngại của mình.

Sau đó trẻ có thể sử dụng một kĩ thuật khác như hít thở sâuhay thực hiện một hành động khác để tránh những cơn thịnh nộ. Bạn có thể sửdụng một hình thức sửa đổi linh hoạt với trẻ nhỏ, dạy cho chúng một "từ mã" màbạn hay trẻ có thể sử dụng khi cảm thấy bắt đầu mất kiểm soát. Từ này đóng vaitrò gợi ý để chúng ta bình tĩnh hơn. Ví dụ khi bắt đầu thấy mệt mỏi, căngthẳng, mình có thể tự nói (hoặc nghĩ trong đầu): "bình tĩnh nào" hay "mọichuyện sẽ ổn thôi"...

 

Theo Dân Trí