Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các cô giáo Mầm non: lưu ý đối với môn thủ công mỹ thuật


Thủ công và vẽ là hai môn học thường dùng trong giáo dục và chăm sóc trẻ em. Các hoạt động như vẽ bẵng cọ, vẽ bằng chì, nặn đất sét giới thiệu cho trẻ những khái niện cơ bản nhất về mỹ thuật. Chúng cũng kích thích tính tỉ mỉ, sáng tạo và khả năng diễn đạt cảm xúc của trẻ. Những bài tập mỹ thuật này không đòi hỏi những dụng cụ riêng biệt, chúng có thể áp dụng cho tất cả các lứa tuổi. Ngược lại, các bài tập thủ công, ví dụ như làm chuồng chim, giỏ hoa hay thêu 1 chiếc khăn, lại thường yêu cầu bọn trẻ là theo 1 mẫu nào đó. Học thủ công có thể giúp trẻ phát triển những khả năng đặc biệt, chẳng hạn như đóng 1 cái đinh chính xác, may vá với độ căng vải phù hợp. Nó cũng giúp trẻ biết đánh giá đúng 1 kế hoạch dựa theo tiêu chuẩn nào đó. Các môn thủ công phù hợp với những trẻ tiểu học hoặc lớn hơn là với lứa tuổi mẫu giáo, bởi vì trẻ nhỏ quá chưa phát triển các khả năng thể chất và tinh thần cần thiết để tự mình hoàn thành 1 mục tiêu cụ thể. Một số mặt nào đó, mỹ thuật (vẽ) và thủ công có thể khác nhau. Nhưng chúng có một điểm chung- nguyên liệu dùng để làm 2 môn trên đều là những mối đe dọa cho sức khỏe trẻ em và người lớn. Một vài loại sơn, keo dán, vật mẫu, dung môi có chứa các chất gây bệnh ung thư, gây hại cho mô và các cơ quan nội tạng, bệnh chậm phát triển trí tuệ và một số chứng bệnh nghiêm trọng khác. Các thầy cô khi đưa ra các bài tập thủ công cần lưu ý những nguy hiểm tìm tàng này. Nhiều nguyên liệu vẽ được làm cho người lớn. Cơ thể của bọn trẻ rất dễ bị tổn thương với những chất này, hoặc chúng có thể dùng các vật liệu này khác người lớn (bỏ vào miệng chẳng hạn) Trẻ con thường hiếu động và tò mò. Chúng lại chưa có đủ các kỹ năng, sự khéo léo khi làm việc và chưa hiểu hết các nguy hiểm tiềm ẩn bên trong các chất này. Và thế là chúng thường đổ màu vẽ lung tung, trây trét lên người mình và bạn bè. Việc này càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trẻ con thường cho tay vào miệng, một số hay mút tay cái sau khi dùng các nguyên liệu. Những đứa dưới 5 tuổi còn hay cắn móng tay (có bé còn cắn cho đến khi lớn). Cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và không mạnh như người lớn. Vì thế, chúng rất dễ bị nhiễm độc, chẳng hạn như chì-sẽ rất nguy hiểm nếu ăn phải. Trẻ con thở nhanh hơn người lớn, và thường thở bằng mồm thay vì bằng mũi. Kết quả là chúng hít nhiều chất độc hơn người lớn. Đường thở của chúng còn hẹp hơn người đã trưởng thành nên dễ nhiễm trùng hơn. Trẻ rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các nguyên liệu thủ công, mỹ thuật nên các nhà sản xuất phải hết sức chú ý kiểm tra vấn đề này Một số cách để giảm nguy hiểm cho trẻ khi làm thủ công tại trường, ở nhà. + Chỉ dùng những sản phẩm được làm riêng cho con nít + Không dùng các sản phẩm có mùi thơm trái cây hay mùi đồ ăn nhân tạo (vì trẻ có thể ăn chúng) + Luôn giám sát bọn trẻ trong khi làm thủ công, bất kể chúng ở độ tuổi nào + Cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng, lau sạch các vật liệu trước khi bọn trẻ làm + Pha màu, chuẩn bị sẵn keo, vật mẫu trước. Nên lau sàn thường xuyên hơn chỉ quét không. Việc này giúp trẻ giảm việc hít phải các hóa chất độc hại. + Ngăn cách chỗ ăn và chỗ chơi. Cất các vật liệu này xa chỗ cất thức ăn, thức uống + Hạn chế số lượng nguyên liệu đối với một đứa nhỏ, chỉ đưa đủ dùng cho một lần làm. Trẻ sẽ không tình cờ ăn trúng một lượng lớn có thể gây nguy hiểm. Điều này đặc biệt cần thiết với những bé dưới 6 tuổi. + Nghiêm khắc trong việc nhắc bé rửa tay sau khi làm thủ công. Thay thế các bài tập vẽ hoặc làm bằng tay nếu trẻ bị đứt hay đau tay. Thanh Hà(www.mamnon.com)