Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

4 sai lầm khi cho trẻ ăn sữa chua


Là món ăn giàu dinh dưỡng lại tốt cho tiêu hóa của trẻ nhỏ nhưng những công dụng tuyệt vời này có thể bị "đổ xuống sông xuống biển" nếu không được sử dụng đúng cách. Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn sữa chua:


1. Sữa chua nào cũng như nhau
Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ khi bắt đầu cho con ăn sữa chua vì cho rằng thành phần của mọi loại sữa chua đều là từ sữa và lợi khuẩn, chất đường lactose trong sữa chuyển thành acid lactic nên chất đạm trong sữa dễ tiêu hoá hơn.


Sự thật: Đúng là sữa chua được làm từ sữa và lợi khuẩn; chất đạm trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn; đường lactose được chuyển hóa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu đạm rất thấp nên sữa chua cần được làm từ sữa công thức phù hợp với tháng tuổi của trẻ.


Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên sử dụng sữa chua có thành phần chủ yếu là sữa tươi nguyên kem (chất béo trong sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ) và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa; hàm lượng canxi cần cao gấp đôi sữa chua thông thường; có các vitamin và khoáng chất cân đối phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ; độ chua PH trong sản phẩm chỉ nên dao động ở ngưỡng 4,5; các hương vị dâu, chuối, mơ... tự nhiên, không có chất bảo quản... và được các cơ quan uy tín kiểm định.


"Sở dĩ sữa chua trẻ em giàu các dưỡng chất như canxi, khoáng chất, protein, chất béo hơn các loại sữa chua thông thường là vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn người lớn; độ PH chỉ nên dao động ở ngưỡng 4,5 là bởi dạ dày của trẻ còn rất non nớt", ông Võ Đại Sơn, chuyên gia dinh dưỡng của nhãn hàng Kidsmix, sản phẩm sữa chua dành riêng cho trẻ nhỏ được nhập khẩu từ Đức, giải thích.


2. Cho ăn trước bữa ăn

Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn.


Sự thật: Trên thực tế, điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt.


Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc... khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.


Trước khi đi ngủ cũng là thời điểm thích hợp vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.


3. Ăn càng nhiều càng tốt

Cho rằng sữa chua dễ tiêu, giàu dinh dưỡng lại giúp tăng cường tiêu hóa nên có quan niệm cho rằng trẻ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt.


Sự thật: Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Hậu quả là làm mất cảm giác thèm ăn thay vì thèm ăn.


Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 60g đến tối đa 300g/ ngày. Cụ thể, với trẻ mới tập ăn, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày.


Nếu trẻ muốn ăn hơn thì cần theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ để cân đối nhưng không quá 300g/ngày.


4. Hâm nóng bằng lò vi sóng

Một số bà mẹ muốn nhanh thường cho sữa chua vào lò vi sóng để hâm nóng hoặc ngâm trong nước sôi với quan niệm khuẩn lactic vốn hoạt động mạnh trong môi trường ấm (ủ sữa chua) nên nhiệt độ lò vi sóng và nước ủ như vậy là an toàn.


Sự thật: Trên thực tế, cơ chế hoạt động của lò vi sóng là các sóng viba và các sóng này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có ích và các chất đạm có sẵn trong sữa. Nước ngâm quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn này.


Cách tốt nhất là lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi ăn khoảng 45 phút hoặc có thể ngâm vào vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh và đảo để sữa chua được nguội đều.

 

Theo Dân trí