Trẻ bị nôn ọe khi ăn, mẹ cẩn trọng con bị dị ứng thực phẩm Nếu con bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ bạn tự mình chẩn đoán bệnh dị ứng cho con, bác sĩ sẽ làm điều này tốt hơn hẳn bạn đấy. Không giống như tưởng tượng của chị Liễu (Hồ Tây, Hà Nội) về ngày đầu ăn dặm của con, bé Bubu (6 tháng tuổi) không hề hào hứng ăn mà ngược lại, bé cứ ăn cháo trứng ninh nước xương lại bị nôn mửa. "Thương con vô cùng, nhìn nó thun thút ăn nhưng cứ hoàn thành lại phun ngược ra hết", chị nghẹn ngào. Thế nhưng, nếu đổi sang món khác, không phải trứng thì bé lại hoàn toàn ổn. Đưa con đi khám, chị được biết, bé bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng thực phẩm Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bé sản sinh ra các kháng thể phản ứng với một loại protein trong thức ăn (những loại thực phẩm không phù hợp với cơ thể). Dị ứng thực phẩm ở bé đến từ đa số các gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Nếu bé thường xuyên ngứa mũi, chảy nước mũi, đau họng, chảy nước mắt, nổi mẩn... trong khi ăn chứng tỏ bé đang có dấu hiệu cao bị dị ứng thực phẩm. Hiện tượng này nhanh chóng hết sau khi bé ăn xong. Dị ứng thực phẩm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người ta ước tính rằng khoảng một trong hai mươi trẻ em độ tuổi từ 0 đến 6 có khả năng bị dị ứng thực phẩm.
Những thực phẩm có khả năng dị ứng cao Dị ứng thực phẩm (chủ yếu là sữa, trứng, đậu phộng, một số loại hạt, chủ yếu là hạt điều) thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khoảng 2% trẻ em bị dị ứng sữa. Mặc dù trứng là một thực phẩm vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhưng cứ 1 trong 20 bé lại dị ứng trứng. Dưới 2% trẻ em bị dị ứng với đậu phộng. Các triệu chứng bao gồm: Phát ban quanh mũi, miệng và mắt bé, có thể lan ra khắp cơ thể của bé. Môi, mắt, khuôn mặt bị sưng nhẹ. Chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt. Họng ngứa. Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Những phản ứng nghiêm trọng hơn đó là bé có thể bị thở khò khè, khó thở, giảm huyết áp, thậm chí có thể bị đe dọa đến tính mạng và được gọi là sốc phản vệ. May mắn thay, các phản ứng nặng nề, nguy hiểm như thế này rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nếu nghi ngờ bé đang có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đừng chần chừ mà bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, có những bé phản ứng rất chậm khi bị dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng bố mẹ cần lưu tâm đó là: Trẻ bị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Nếu con bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ bạn tự mình chẩn đoán bệnh dị ứng cho con, bác sĩ sẽ làm điều này tốt hơn hẳn bạn đấy. Tại bệnh viện, bé sẽ được khám dị ứng, tiến hành làm xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ cho bạn một lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng phù hợp với con. Thêm vào đó, khi cho con bú sữa mẹ, bạn đừng nghĩ rằng do nguồn sữa mẹ có "vấn đề" mà con bị dị ứng, việc dừng cho con bú sẽ ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của bé. Các chuyên gia y tế vẫn cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của bé là việc làm tốt hơn cả. Bởi trong sữa mẹ có rất nhiều chất có lợi cho bé, giúp bé Theo Afamily |