Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nên và không nên khi bé cáu giận


Khi bé bắt đầu la hét, đá hoặc chuyển sang lăn lê tức giận trên sàn nhà, bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh. Bé (ở tuổi chập chững) đang mất kiểm soát thì mẹ cần bình tĩnh.

Dưới đây là điều bạn nên làm và nên tránh khi con tức giận:

Điều cha mẹ nên làm

- Đừng hét lên: Bạn có thể thấy bực tức và muốn hét con thật to nhưng nhìn thấy mẹ tức giận sẽ càng khiến bé "nổi đóa" hung hãn hơn. Mẹ càng quát tháo thì bé càng kéo dài cơn giận dữ.

- Đừng cố gắng giải thích lý do trong khi bé đang nóng: Không bé ở tuổi mới biết đi nào có thể nghe và hiểu lý do trong khi đang "ngùn ngụt" tức tối.

- Trừ khi bé làm tổn thương chính bản thân bé hoặc người khác, bằng không bạn nên bỏ qua sự tức giận của bé cho tới khi bé nguôi ngoai. Nếu sự hiện diện của mẹ có vẻ làm bé tức tối hơn (hoặc mẹ đang mất kiềm chế và không thể chịu đựng hơn được nữa) thì tốt nhất mẹ nên tạm rời khỏi phòng.

- Tránh nài nỉ, van xin hoặc nhượng bộ, nuông chiều để bé nhanh qua cơn "thịnh nộ". Nếu bạn mềm lòng mỗi khi con gào khóc nghĩa là bạn đang trở nên quá nhu nhược, nuông chiều con. Bạn có thể ngay lập tức chấm dứt con khóc lóc ở bé nhưng chuyện này sẽ lặp lại nhiều trong tương lai gần, một khi bé biết cứ khóc đòi là sẽ được đáp ứng. Còn nếu bạn "lơ" bé đi thì "màn kịch nước mắt" của bé sẽ sớm chấm dứt.

- Khi bé bình tĩnh hơn, hãy giải thích cơn giận dữ của bé làm cho mẹ bực bội. Cho bé biết mẹ không muốn ở cạnh bé khi bé đang la hét, cào cấu... mẹ. Một lần nữa, nhấn mạnh rằng, bạn yêu bé ngay cả khi bé cáu giận nhưng không được đánh đá hay cào cấu ai.

Điều cha mẹ không nên làm

- Đừng bao giờ "hối lộ" bé với thứ bé đòi hoặc chiều theo mọi sở thích của bé chỉ để ngăn cơn giận. Ngay cả khi bạn nhận ra những quy tắc bạn đặt ra cho bé không còn hợp lý nhưng nên giữ vững lập trường. Nếu muốn xin lỗi con, bạn nên làm chuyện này sau đó, khi cơn giận dữ đã kết thúc.

- Không trừng phạt một cơn giận: Nổi giận là "quyền" tự nhiên của bé nên nó không đáng bị phạt.

 

Theo Mevabe.net