Mẹo đơn giản điều trị táo bón tại nhà cho trẻ Táo bón là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến cho các bậc cha mẹ lúng túng. Đa số các trường hợp táo bón đều có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp khá đơn giản.
ThS. BS Hoàng Lê Phúc cho biết, táo bón ở trẻ thường xảy ra vào 3 thời điểm: sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền, trong suốt thời gian tập ngồi bô (bàn cầu), sau khi bắt đầu đi học. Do đó,c ác bậc cha mẹ cần nắm bắt được các thời điểm đểdễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa táo bón.
Tập ngồi bô hay bồn cầu: Bé có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân: Chế độ ăn cần cho bé ở giai đoạn này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên dễ bị thiếu chất xơ; Nếu bé không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào "chỗ mới", các bé sẽ cố gắng nín nhịn, điều này có thể dẫn tới táo bón; Bé đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu còn hay nín hơn để khỏi phải ngồi bô/bồn cầu.
Giai đoạn đi học: Một số bé miễn cưỡng phải dùng nhà vệ sinh tại trường vì chúng không quen hoặc quá "công cộng", điều này có thể dẫn đến việc nín đi tiêu. Biện pháp phòng ngừa táo bọn ở trẻ Vào thời điểm bé tập ngồi bô (bàn cầu), cha mẹ cần lưu ý tạm thời ngưng việc huấn luyện nếu bé tỏ ý không thích vụ trí quá mới mẻ này. Hãy khuyến khích bé một cách tích cực, ngay khi bé cảm thấy muốn đi tiêu. Hơn nữa, hãy đảm bảo có "chỗ dựa vững chắc" cho bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng bồn cầu có kích thước của người lớn. Chỗ dựa bàn chân rất quan trọng vì chúng giúp bé cảm thấy vững chắc hơn nên có thể an tâm... rặn. Ngoài ra, đối với tất cả trẻ con, nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động.
Đa số các trường hợp táo bón đều có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp khá đơn giản và bắt đầu có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Tùy thuộc vào tuổi của bé mà cha mẹ có thể thực hiện các điều sau: Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm: Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê. Khi bé 4-8 tháng tuổi, bé có thể uống 6-120ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể cho đến 180ml/ngày. Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải, hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê), trái cây, rau cải đã nghiền nát với bột ngũ cốc.
Phụ huynh không cần thiết phải cho bé uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên 1 tuổi, đủ nước được lấy mốc là 960ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong 1 ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này. Cha mẹ cần lưu ý nuôi dưỡng bé bằng 1 chế độ ăn cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, đừng ép bé phải ăn cho được ngay các thức ăn này và đừng dùng 1 chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác. Chúng ta cần bé tăng trưởng và phát triển hoàn hảo chứ không riêng hết táo bón. Chế độ ăn dư chất xơ sẽ làm bé mất cơ hội ăn các nhóm thực phẩm khác chẳng hạn chất đạm. Bạn nên nhớ chỉ cần đủ và cân bằng.
Nếu bé đã biết ngồi bô (bàn cầu) rồi mới bị bón, nên khuyến khích bé ngồi bô (bàn cầu) 5-10 phút sau bữa ăn, từ hai đến ba lần mỗi ngày, một cách đều đặn.
Thời điểm cần khám bác sĩ Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi. Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ. Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục bé không ị. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé.
|