Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

“Môi trường ít hạn chế nhất” là gì?


Luật giáo dục đặc biệt IDEA quy định trẻ em khuyết tật có quyền được tham gia học tại "môi trường ít hạn chế nhất". Điều này nghĩa là các trường công lập buộc phải đưa trẻ khuyết tật vào học hòa nhập trong các lớp học bình thường với các bạn đồng trang lứa không bị khuyết tật. Trẻ phải được họctại ngôi trường phù hợp nhất, và có được những trợ giúp và dịch vụ cần thiết để giúp trẻ có thể theo học được trong môi trường lớp học này. Điều này không có nghĩa là mọi học sinh đều phải học ở trong lớp học phổ thông.

Mục tiêu chính ở đây là sắp xếp cho trẻ được học ở một môi trường học tập càng tự nhiên càng tốtngay trong cộng đồng nơi trẻ sinh sống.. Quyết định này sẽ được đội ngũ thiết lập bảng kế hoạch học tập cá nhân IEP cho trẻ đề xuất. Sự sắp xếp trường lớp và môi trường ít hạn chế nhất cho từng trẻ đặc biệt có thể thay đổi theo thời gian.
Việc cho trẻ khuyết tật tham gia học tại môi trường giáo dục phổ thông thường được gọi là chương trình giáo dục hoà nhập. Hoà nhập không có nghĩa là đưa trẻ khuyết tật vào học tại các lớp học phổ thông như các trẻ bình thường, mà cần phải cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt nhằm tạo ra một môi trường học thành công và những kinh nghiệm khả thi cho tất cả mọi người tham gia chương trình. Điều quan trọng là cần lên kế hoạch kĩ càng, cũng như đào tạo kĩ lưỡng, để có thể có những điều chỉnh hoặc hổ trọ giúp cho việc đưa trẻ khuyết tật vào học thành công trong môi trường ít hạn chế nhất. Những sự hỗ trợ này bao gồm tổ chức một lớp học được đào tạo đặc biệt, có một phụ tá một kèm một cho trẻ, thay đổi môi trường làm bài kiểm tra hoặc thay đổi mức kì vọng, điều chỉnh chương trình giáo dục cho phù hợp, cung cấp hình ảnh hổ trợ trực quan hoặc những thiết bị được chỉnh sửa thích nghi với nhu cầu của trẻ, v.v.. Phòng giáo dục đặc biệt nên đào tạo, cung cấp các chiến lược và hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông và cả những người làm việc tại trường các phương pháp giao tiếp với trẻ cần chăm sóc đặc biệt. Điều quan trọng cần lưu ý là học khu, đôi ngũ nhân viên, và cả phụ huynh của trẻ khuyết tật hay không khuyết tật đều có những cách hiểu khác nhau về triết lí "hòa nhập".

Luật giáo dục đặc biệt IDEA quy định có một đội ngũ lên kế hoạch, do vậy cần phải cân nhắc đề xuất của tất cả những người trong đội ngũ này, đồng thời cũng xem xét việc đưa những hỗ trợ cần thiết gì nhằm tăng tối đa cơ hội hoà nhập cho trẻ. Không phải phụ huynh nào cũng đồng ý rằng môi trường hoà nhập sẽ giúp trẻ cần sự trợ giúp đặc biệt tiến bộ và phát triển. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng sẵn sàng để theo học chương trình hoà nhập hoàn toàn. Những lo lắng hồi hộp về chương trình hòa nhập đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ nên bắt đầu từng bước nhỏ một để duy trì thành công liên tục cũng như tăng cường sự tham gia của toàn thể học sinh và cộng động ở địa phương.

Theo vuicungcon.com