Các quan điểm trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non Các quan điểm trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non Bộ GD&ĐT – Vụ GDMN
1/ TRẺ LÀ NGƯỜI HỌC TÍCH CỰC Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Trong cuộc sống trẻ rất thích quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng, khám phá, thu thập thông tin, luôn chia sẻ khi có điều kiện. 2/ TRẺ HỌC QUA CHƠI Điều đó sẽ phát triển và mở rộng: Chỉ là lĩnh vực quan trọng của việc học của trẻ nhỏ. Việc lên kế hoạch chơi là không thể thiếu trong việc thực hiện chương trình GDMN, mà chương trình đó tích hợp các lĩnh vực phát triển trẻ. Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các ý tưởng chơi của trẻ và xây dựng môi trường ủng hộ và mở rộng việc học của trẻ qua chơi. Chơi là những trải nghiệm đầu tiên giúp trẻ có thể nỗ lực tìm hiểu, khám phá, thực hành… Giáo viên cần tôn trọng sự tự do lựa chọn trò chơi của trẻ, không nên ép trẻ chơi theo chủ để một cách gượng ép. Để trẻ chơi một cách tự nguyện giáo viên cần có kế hoạch làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ bằng nhiều cách khác nhau quan sát thực tế, qua các câu chuyện, tranh ảnh… từ vốn kinh nghiệm đó trẻ tự nguyện tái tạo lại trong trò chơi của mình. 3/ NGƯỜI LỚN LÀ NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ TRONG VIỆC HỌC Người lớn cần cung cấp cho trẻ các trải nghiệm hỗ trợ và mở rộng kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và tính tự tin, và giúp trẻ vượt qua bất kỳ khó khăn nào. Hoạt động hỗ trợ sự phát triển trước tiên là nhận thức cái gì trẻ biết, có thể làm và sau đó tạo ra các trải nghiệm học tập. Để làm điều đó người lớn là người quan sát tinh tế những nhu cầu và khả năng của trẻ. Người lớn cần phải nhận ra khi nào trẻ cảm thấy căng thẳng với hoạt động khó. Hỗ trợ nên khi tạo điều kiện hình thành tính tự tin qua thực hành và hiểu biết. Mục tiêu là trẻ cảm thấy thoả mãn và độc lập khi thực hiện các hoạt động. Điều đó chỉ có thể đạt được khi trẻ cảm thấy thoải mái để chấp nhận những mạo hiểm trong học tập. Người lớn có thể chỉ dẫn trẻ đến thử thách tiếp theo hoặc khó hơn. Mong muốn và yêu cầu đối với trẻ có thể trở nên hiện thực khi dựa trên mức độ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Nhiệm vụ của người lớn là phải khuyến khích thái độ tốt đối với việc học và tiếp nhận mạo hiểm không sợ thất bại. Trẻ học có hiệu quả tốt nhất khi chúng là chủ thể của hoạt động. Điều này có nghĩa là: hỗ trợ việc học của trẻ có nghĩa là giáo viên là người tổ chức hoạt động cho trẻ. Trẻ là người thực hiện hoạt động đó, tuyệt đối giáo viên không làm thay. Muốn vậy thì hoạt động đó phải vừa sức đối với trẻ. Không đặt yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ. Song để cho hoạt động có ý nghĩa phát triển thì yêu cầu đó phải “nằm trong vùng phát triển gần nhất” - trẻ không tự thực hiện được nhưng có thể làm được khi có sự giúp đỡ của người khác. Nhiều cơ hội cần được cung cấp để trẻ học cách quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành. Người lớn tạo các trải nghiệm học tập cả ở gia đình và ở trường cần lưu ý các điểm sau: 4/ CHƯƠNG TRÌNH GDMN VỚI PHÁT TRIỂN VÀ HỌC TẬP TOÀN DIỆN CỦA TRẺ Phát triển thể chất Phát triển nhận thức “Kỷ nguyên thông tin” đòi hỏi người học phải nắm được lượng thông tin lớn hơn nhiều trong một thời gian ngắn, người học phải biết “điều hành” thông tin hơn là “nhớ” thông tin. Do đó trong GDMN hiện nay cần phải chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”. Nếu chúng không được kích thích, nuôi dưỡng; nó sẽ mai một và biến mất hoàn toàn. Việc chuyển đổi “học cái gì” sang “học như thế nào” đòi hỏi việc quan tâm hiểu biết một số chủ đề hơn thay vì học qua loa nhiều chủ đề trong thời gian ngắn. Khi đó việc phát triển các kỹ năng, các năng lực sẽ đóng vai trò chủ dạo hoặc đình hướng cho việc lựa chọn nội dung, còn gọi là phương tiện để phát triển các kỹ năng và năng lực này. Nói cách khác chương trình GDMN không nhằm cung cấp cho trẻ một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách. Phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy và học tập của trẻ. Nuôi dưỡng thái độ tích cực đối với việc học ngôn ngữ thì cơ bản là trẻ được bày tỏ trong các hoạt động ngôn ngữ như trò chơi phân vai, hát, thơ, và đọc. Những hoạt động này sẽ thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp trong nói, nghe, đọc và viết. Trẻ cần phải được đắm mình trong môi trường ngôn ngữ, và tham gia vào các hoạt động thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày giúp trẻ tiếp thu các kỹ năng giao tiếp và thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và tình cảm… Phát triển tình cảm – xã hội Những năm MN rất quan trọng. Trong thời kỳ này trẻ học nhận thức bản thân trong mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng. Để làm điều đó trẻ phải học các giá trị và các quy tắc điều khiển xã hội và phát triển sự tiếp nhận các hành vi đạo đức và xã hội. Trẻ cần phải học để trở nên nhạy cảm với nhu cầu của người khác và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để xây dựng quan hệ có ý nghĩa trong công việc và trong chơi. Chúng cần phải học cách vượt qua những thành công và thất bại; đương đầu, vượt qua sự sợ hãi và lo lắng. Những trải nghiệm xã hội này là cơ sở đối với cuộc sống lành mạnh về tâm lý và xã hội và kết quả tốt trong việc học tập sau này. Phát triển thẩm mỹ Ở lứa tuổi này trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp theo cách nghĩ của trẻ. Bởi vậy chúng ta cần cung cấp cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân một cách tự do, khi chúng sáng tạo, chơi thể hiện các ý tưởng và cảm xúc qua các phương tiện khác nhau như âm nhạc và tạo hình…
Trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra đối với chúng và không chia tách việc học thành các môn học. Các trải nghiệm học tập của chúng cần tích hợp thành một thể thống nhất. Các hoạt động liên môn này giúp trẻ hiểu các kiến thức và kỹ năng liên kết với nhau như thế nào hơn là tách riêng trong quá trình dạy và học. Trong hoàn cảnh có ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành. Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vực này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác. 1. Những nội dung phải liên quan tới những kinh nghiệm trong đời sống thực của trẻ và dựa trên những cái mà chúng biết Dưới đây là bảng so sánh giữa 2 cách lập kế hoạch tổ chức thực hiện chủ đề xuất phát từ trẻ:
Ví dụ: khi thực hiện chủ đề giao thông GV mang những đồ chơi: ô tô, xe tải, xe bus, tàu hoả, các hộp, giỏ xách, túi… ra ngoài trời. Trong tuần trò chơi của trẻ là chất đầy, mang đi, kéo, đầy, đổ đi… Trong khi thực hiện chủ đề giáo viên trước hết cần quan sát, tạo hứng thú cho trẻ và khơi gợi trí tò mò – đây là phần quan trọng trong việc áp dụng giáo dục hướng vào trẻ, chương trình xuất phát từ trẻ. ( Theo Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý và GV mầm non – Hè 2006 ) ( Nhấn download để lấy tập tin chi tiết ) |