Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Một số loại bệnh có liên quan đến trọng lượng của trẻ lúc lọt lòng


Những đứa trẻ lọt lòng nặng cân thường là niềm vui cho cả gia đình nhưng đằng sau sự nặng cân ấy còn chứa đựng nhiều điều chưa ổn sau này. Qua các nghiên cứu người ta phát hiện thấy do mang thai những đứa trẻ nặng cân dạ con của người mẹ đã phi làm việc nhiều, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể của trẻ, gây sự mất cân bằng về hormone. Đề cập về vấn đề này, tạp chí y học Health của Mỹ số ra gần đây đã giới thiệu một số sự cố thường gặp đối với trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể quá nặng hoặc quá nhẹ.

BỆNH TIM MẠCH (thường xảy ra đối với trẻ khi sinh nhẹ cân)

Những đứa trẻ khi sinh có trọng lượng cơ thể chỉ đạt 5,5 đến 7 cân Anh (2,5 đến 3,1 kg) thường có rủi ro mắc bệnh tim mạch cao hơn 12% đối với những đứa trẻ nặng từ 7 – 8,8 cân (trên 3,1 đến 4 kg). Đây là kết luận rút ra từ một nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Havard, Mỹ thực hiện. Tại Anh mới đây người ta còn thực hiện một nghiên cứu tương tự và phát hiện thấy, cứ tăng khoảng 2,2 cân Anh trọng lượng (khoảng 1 kg) thì giảm khoảng 10,7% chỉ số CRP, chỉ số tạo máu gây viêm nhiễm kèm theo các rủi ro mắc bệnh tim mạch
Đối với những trường hợp này nên cho trẻ ăn tăng cường rau xanh, hoa quả, cắt giảm khẩu phần mỡ bão hoà, tăng cường luyện tập, kiểm tra huyết áp và hàm lượng cholesterol thường xuyên.

BỆNH TRẦM CẢM (đối với những đứa trẻ nhẹ cân)

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy những bé gái sinh ra nặng dưới 6,5 cân Anh (2,9 kg) thì có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 30% khi vào tuổi 20 so với những đứa trẻ nặng cân hơn, trong khi đó những bé trai nếu sinh ra nhẹ hơn 5,5 cân Anh (2,5 kg) thì tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm lại cao hơn các bé gái. Những đứa trẻ khi sinh nhẹ cân còn mắc phải một số loại bệnh khác như khuyết tật về não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nếu khi trưởng thành bệnh nặng cần khám và điều trị kịp thời.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (đối với trẻ nhẹ cân và nặng cân)

Những đứa trẻ khi sinh nhẹ cân thường rủi ro mắc chứng kháng insulin, dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường – đó là kết quả do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện gần đây. Cũng theo nghiên cứu này thì những đứa trẻ khi sinh nặng dưới 5,5 cân Anh (2,5 kg) có tỷ lệ mặc bệnh tiểu đường (type2) cao gấp 2 lần những đứa trẻ bình thường. Nhưng nếu nặng quá 9 cân Anh (trên 4 kg) cũng mắc phải căn bệnh tương tự và thực tế, những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thường sinh ra những đứa trẻ rất nặng cân, đây là dấu hiệu dẫn đến bệnh tiểu đường khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành.

Cách phòng ngừa: nên duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp, kiểm tra lượng đường trong máu và thực hiện giải pháp giảm cân cho trẻ ngay sau khi sinh cho đến khi được 2 năm tuổi và khi trưởng thành hạn chế nguy cơ béo phì.

BỆNH UNG THƯ VÚ (ở trẻ sinh ra nặng cân)

Sau khi thực hiện nghiên cứu ở trên 10.000 phụ nữ, các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện thấy cứ 2,2 cân Anh trọng lượng (1kg) tăng ở trẻ sơ sinh thì kèm theo mức rủi ro là 9% mắc bệnh ung thu vú và những bé gái khi sinh nặng 10 cân Anh (trên 4,5 kg) thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn gấp 3 lần những bé gái khi sinh có trọng lượng từ 5,5 đến 7,7 cân Anh (2,5 kg đến 3,1 kg). Lý do, trong quá trình phát triển nhanh của dạ con đã phát sinh ra hiện tượng “đặt chương trình” cho các tế bào vú phát triển mạnh hơn, trong đó có cả tế bào khuyết tật dẫn đến ung thư.

Cách khắc phục: nên đi khám và kiểm tra sức khỏe, thay đổi lối sống cho khoa học, hạn chế dùng bia rượu và các chất kích thích,

BỆNH ĐẦN ĐỘN (đối với trẻ sinh nhẹ cân)
Những đứa trẻ khi chào đời có trọng lượng dưới 5,5 cân Anh (2,5 kg) thường có trí thông minh thấp và cứ mỗi cân Anh trọng lượng (0,45kg) lại làm tăng thêm 1 điểm chỉ số thông minh IQ, nhất là ở các bé trai.

Cách khắc phục: ăn uống khoa học để chống suy dinh dưỡng, năng luyện tập cho não bằng các bài học, bài tập thông minh để tăng cường tính sáng dạ cho trẻ. Cha mẹ nên đầu tư thích hợp trong việc giáo dục con cái, trong đó có cả đầu tư về thời gian lẫn vật chất.

Yêu Trẻ