Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cơn đầy bụng khó ưa


Là chứng bệnh có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh của trẻ.

Cảm giác khó chịu

Đầy bụng thường gây cảm giác đau hoặc khó chịu ở giữa vùng bụng phía trên. Cảm giác đau thường xảy ra quanh bữa ăn, sau khi ăn, hoặc nửa đêm. Ngoài ra, đầy bụng cũng khiến bé có cảm giác no, không muốn ăn, căng bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn oẹ, nôn, chán ăn.


Điều tốt nhất mà bạn có thể làm là cố gắng giảm bớt những thức ăn hay thói quen gây đầy bụng cho bé. Khi con bạn cảm thấy quá khó chịu, bạn hãy cho con thuốc chống đầy hơi. Nhưng nếu bạn nhận thấy việc điều trị bằng cách này vài lần mỗi ngày, trong vòng 3 ngày mà không mang lại hiệu quả hay bé có thêm các triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy, sốt, hãy gọi bác sĩ. Con bạn có thể mắc các triệu chứng nguy hiểm hơn như rối loạn dung nạp sữa hay dị ứng thức ăn.

Những thủ phạm bất ngờ

Thực phẩm chống đầy bụng
- Gừng tươi: Nhai một miếng gừng tươi nhỏ với một vài hạt muối (hoặc dùng một chút nước gừng giã) trong vòng 5 – 10 phút trước bữa ăn. 
- Cải thìa: Rửa sạch cả cây, giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 – 5 ngày.
- Bưởi, táo, dứa: Đây là những loại quả có tác dụng chống đầy hơi khá tốt cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Vừa ăn vừa chơi là thủ phạm thường gặp nhất. Nhiều cha mẹ hay cho con vừa bê chén cơm ăn vừa chạy chơi, vừa xem tivi hoặc ăn liên tục…Khi chạy chơi trong lúc ăn, trẻ bị phấn khích và chặn luồng hơi trong các ống ruột suốt thời gian ăn. Hãy khuyến khích con đến bữa nên ngồi ở bàn ăn, nhai kỹ và chậm rãi. 

Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, thức ăn béo rán, chiên cũng là một thủ phạm khác. Ruột trẻ rất nhạy cảm với chất xơ hay béo, đó là lý do bạn cần hạn chế trẻ ăn nhiều thức ăn này. Ăn đậu hạt, súp lơ cũng có thể khiến trẻ tăng lượng khí trong ruột. Dù đây là những loại rau tốt cho sức khoẻ nhưng để tránh đầy bụng bạn nên cho bé ăn ở mức độ vừa phải. 

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết bé uống nhiều nước hoa quả cũng có thể khiến đầy bụng. Ở một số bé khó tiêu thụ đường fructose và đường mía trong nước hoa quả. Nó gây nên hiện tượng tăng khí, thậm chí tiêu chảy và tạo cảm giác trướng bụng, đầy hơi lâu dài.

Trong mỗi bữa ăn, có nhiều trẻ thường thích uống nước ngọt hoặc nước soda mà không hề biết những thức uống đó có thể gây đầy bụng. Đồ uống giàu cacbonat này chứa nhiều axit photpho, chất có thể gây dư thừa khí và khó tiêu hoá. Soda cũng làm cho trẻ có cảm giác no nên dễ dẫn đến tình trạng “kìm hãm” bé, khiến bé con có khuynh hướng  ít dung nạp năng lượng vào cơ thể như không thèm sữa, thức ăn. Điều đó, vô tình làm trẻ dễ mất cân bằng về tháp đồ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Theo GĐT