Đây là khẳng định của Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa - Trưởng đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đến kiểm tra phổ cập giáo dục mần non (PCGDMN) trẻ 5 tuổi tại hai huyện Sơn Hà và Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, vào ngày ngày 30/10.
Hầu hết, các trường có tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% và tích cực tổ chức bán trú cho trẻ
Để nắm bắt tình hình thực tế triển khai thực hiện công tác PCGDMN 5 tuổi tại địa phương, cơ sở trường học, Đoàn công tác đã dành phần lớn thời gian đến kiểm tra tại các Trường MN 17 tháng 3, Trường MN Họa Mi, Trường MG Sơn Tịnh, Trường MN thị trấn Sơn Tịnh thuộc địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thị trấn của huyện miền núi Sơn Hà và huyện Sơn Tịnh.
Huyện miền núi Sơn Hà nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi giáp giới với tỉnh Kon Tum, là địa bàn cư trú của 4 dân tộc (Kinh, H'rê, Ca Dong, Cor), trong đó dân tộc H'rê chiếm trên 82%.
Sơn Hà là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, hiện có trên 50% là hộ nghèo, dân cư lại phân bố thưa thớt, giao thông đi lại còn rất khó khăn. Hiện nay, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xẩy ra, tuy nhiên chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Những năm trước, việc huy động trẻ đến trường gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp chưa đảm bảo. Tuy vậy, trong hai năm trơt lại đây và sau khi xây dựng đề án, triển khai thực hiện kế hoạch PCGDMN 5 tuổi giai đoạn 2012-2015, đến nay tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp của 14/14 xã đạt 100%, đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành, đạt trình độ chuẩn 100%, hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) đang tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng. Nhằm hướng đến mục tiêu vào năm 2013 huyện sẽ hoàn thành công tác PCGDMN 5 tuổi.
Là một huyện nằm gần trung tâm thành phố Quãng Ngãi, tuy nhiên, huyện Sơn Tịnh cũng có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Huyện có diện tích khá rộng, bao gầm 20 xã và 1 thị trấn, nhưng trong đó có đến 3 xã miền núi (Tịnh Giang, Tịnh Đông, Tịnh Hiệp) và 3 xã bãi ngang, ven biển (Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa).
Ngoài công tác kiểm tra, Đoàn công tác còn chia sẻ, động viên CBGVNV và HS vượt qua khó khăn, vất vả
Để thực hiện công tác PCGDMN 5 tuổi, trong thời gian qua ngành Ban chỉ đạo phổ cập huyện Sơn Tịnh đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai công tác huy động trẻ 5 tuổi ra lớp.
Đến nay, tổng số trẻ 5 tuổi được huy động ra lớp đạt 98,5% (2.580/2.619 trẻ) và đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo chương trình MN mới đạt tỉ lệ 98,5%. 100% giáo viên MN đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và được hưởng thu những chính sách hiện hành dành cho GVMN.
Khó khăn chung của các địa phương gặp phải khi triển khai thực hiện PCGDMN 5 tuổi hiện nay là hệ thống CSVC còn nhiều hạn chế.
Tình trạng phòng, lớp học xuốn cấp, tạm bợ, mượn phòng học hay học chung cùng cấp tiểu học đang là nỗi lo của nhiều trường. Đồ dung, thiết bị dạy học còn thiếu; công tác vệ sinh trường học chưa đảm bảo. Tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi còn cao.
Đặc biệt, một bộ phần phụ huynh, người dân chưa quan tâm đến việc học của con em mình, việc khai sinh cho trẻ không được các gia đình thực hiện kịp thời. Dẫn đến công tác điều tra, nắm bắt thống kê số liệu trẻ huy động ra lớp của giáo viên gặp rất nhiều vất vả. Bên cạnh đó, số lượng các trường MN, MG có số lượng điểm trường lẻ còn rất nhiều.
Qua tìm hiểu, nắm bắt tình hình, Đoàn công tác của BộGD&ĐT đã biểu dương tinh thần vượt khó của các địa phương, cơ sở trường học trong việc thực hiện PCGDMN 5 tuổi, cũng như công tác chăm lo đến sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung. Trong thời gian đến, các địa phương, các cơ sở trường MG, MN cần tích cực hơn nữa việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Chia sẻ những khó khăn, vất vả và những vướng mắc trong thực hiện PCGDMN 5 tuổi, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa-Trưởng đoàn công tác Bộ GD&ĐT đã ghi nhận những kết quả bước đầu triển khai thực hiện PCGDMN 5 tuổi của các địa phương và các trường MG, MN.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao đổi, trong thời gian tới, UBND, phòng GD&ĐT các huyện cần tích cực tham với UBND tỉnh, Sở GD&ĐT nhằm huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng CSVC, tham gia góp ý kiến trong quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống trường lớp, khu nhà vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển và nhân rộng mô hình nuôi dạy bán trú bằng nhiều hình thức khác nhau, trên cơ sở phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Theo đó, ngoài việc tìm hiểu việc triển khai các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên..., Đoàn công tác Bộ GD&ĐT còn nắm bắt việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với GV, HS; đồng thời, thu nhận những ý kiến phản hồi từ tập thể CBQLGVVN và phụ huynh học sinh về các nội dung, vấn đề liên quan đến thực hiện, hưởng thu chế độ chính sách hiện hành.
Theo GD&TĐ