Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giáo viên mầm non tương lai xấu hổ vì bị gọi là "nghề rửa đít" cho trẻ


Những lời lẽ khá là thô thiển được ghi trong giáo trình làm cho các cô giáo mầm non tương lai cảm thấy xấu hổ vì bị gọi là nghề "rửa đít" cho trẻ.


Sinh viên sư phạm mầm non bị "trêu" là nghề "rửa đít" vì giáo trình


Bước sang kỳ 3, những sinh viên cao đẳng mầm non bắt đầu tiếp xúc với môn học "Vệ sinh dinh dưỡng". Ở môn học này, những cô giáo mầm non tương lai phải biết cách làm sao để trẻ luôn được sạch sẽ khi ở trên lớp, và phải cho trẻ ăn đầy đủ, đúng chất dinh dưỡng. Vì vậy mà những cô giáo mầm non được gọi là "bảo mẫu".


Tiếp xúc với giáo trình "Vệ sinh dinh dưỡng" dành cho hệ cao đẳng sư phạm mầm non. Hàng loạt những sinh viên này ngỡ ngàng trước ngôn từ của giáo trình, mà điển hình là "rửa đít cho trẻ". Nhiều nữ sinh cảm thấy xấu hổ vì nghề của mình không chỉ dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản ở lứa tuổi mầm non, kỹ năng sống... mà còn làm việc "rửa đít cho trẻ".


Các nữ sinh của trường cho hay, họ thường bị bạn bè trêu là "nghề rửa đít" vì giáo trình ghi rõ là "rửa đít cho trẻ" - "yêu cầu: rửa nhẹ nhàng, rửa trực tiếp bằng tay, không được rửa bằng chân hoặc dụng cụ khác". Thực tế đó là một trong những công việc bắt buộc khi chọn nghề này, tuy nhiên vì các cô giáo tương lai còn quá trẻ nên họ có đôi chút ngượng ngùng.


NTH, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng: "Giáo trình ghi như vậy khá là thô thiển, sao không tìm những từ khác đồng nghĩa để cho vào, như "vệ sinh hậu môn cho trẻ", "xử lý tình huống sau khi trẻ đi vệ sinh"... mà lại dùng từ ngữ thô thiển như vậy?".


Cuốn giáo trình ghi rất rõ các thao tác, yêu cầu khi rửa đít cho trẻ


Đa số các sinh viên khi được hỏi đều cho rằng, giáo trình phục vụ ngành sư phạm thì cũng phải thể hiện được tính chất sư phạm ngay trong giáo trình. Khi mà nghành nghề yêu cầu, những giáo viên mầm non tương lai phải biết cách rèn luyện cho các thế hệ mầm non về cách nói, cách viết, và hành vi trong cuộc sống thì giáo trình lại dùng lời lẽ khó nghe để dạy sinh viên.


Theo GDVN