Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trả lại tuổi thơ cho các em (Bài với video được tài trợ)


Đã lâu lắm tôi mới có dịp trở lại nơi tôi đã gắn bó với bao kỷ niệm ấu thơ, và tôi cũng không ngờ lần trở về này lại để lại trong tôi nhiều điều day dứt như thế.

Khi tôi vừa học xong lớp 5 cũng là lúc tôi phải chia tay thầy cô, bạn bè để theo gia đình vào Nam lập nghiêp. Trong những bức thư viết về cho bạn tôi vẫn kể say sưa về nơi mình đang sống với những dải đất rộng mênh mông; về ngôi nhà nhỏ nằm cạnh con suối mà mùa mưa thì nước cuộn lên như thác, mùa khô thì nứt nẻ; về con đường ngập tràn hoa cỏ ngày ngày tôi đến lớp ... Bạn bảo đọc thư tôi nhỏ hình dung đến một nơi mà khung cảnh giống như trong phim "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" mà hai đứa từng xem và mê tít để rồi nhỏ mơ mộng. Thế nhưng trong những bức thư ấy có những chuyện tôi không kể, đó là cuộc sống khó khăn khi cả gia đình đến một miền đất mới với những thiếu thốn, vất vả. Bạn chỉ hình dung ra con đường rợp cỏ hai bên thật đẹp nhưng bạn không biết con đường ấy có nhiều đồi dốc và phải đi rất xa mới đến ngôi trường trong thị trấn. Bạn hình dung những dải đất rộng mênh mông mà không biết trên đó có bao nhiêu loài cỏ dại, nhất là những đám cỏ tranh có rễ ăn sâu xuống đất đã nhiều lần làm tay tôi rướm máu.

Xóm tôi cũng chỉ có dăm bảy nóc nhà, đều là của những gia đình từ xa đến lập nghiệp, những đứa nhỏ trong xóm bằng tuổi tôi hoặc nhỏ hơn luôn gầy yếu, bệnh tật quanh năm, nhất là tiêu chảy. Người lớn vẫn bảo do bọn nhỏ lạ nước nên hay bệnh vặt. Tôi còn nhớ căn bệnh này đã cướp đi ít nhất 2 đứa nhỏ xóm tôi do không chữa trị kịp thời nên bị mất nước và cũng chính nó đã làm tôi có lúc tưởng chừng mất đi cậu em hơn 2 tuổi của mình. Buổi sáng hôm ấy ba mẹ đi làm để em lại cho tôi trông, đến nửa buổi thì em bắt đầu có những dấu hiệu bị tiêu chảy, cứ thế đến trưa thì em gần như đi chỉ toàn là nước. Do còn nhỏ tôi chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của nó nên cũng không gọi ba mẹ về, đợi đến tối mẹ về thì em tôi do đi nhiều quá đã có những dấu hiệu mệt mỏi, môi khô, da tím tái. Bố mẹ tôi tất tả bế em đạp xe ra trạm xá ngoài thị trấn, trong đêm đó trạm xá chuyển em lên bệnh viên tỉnh. Tôi không biết làm sao chỉ biết ngồi ở nhà khóc và đợi em về, phải mất gần một tuần sau em mới ra viện, mẹ bảo với tôi rằng nếu đến bệnh viện chậm hơn thì không cứu được em. Đó là lần em tôi bị nặng do tiêu chảy cấp, còn nhẹ thì hầu như diễn ra quanh năm với chúng tôi, nó cứ lặp đi lặp lại như một thói quen và chúng tôi phải sống với thói quen khó chịu đó trong một thời gian dài.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Giờ lớn lên tôi mới hiểu rằng chính điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, những nhu cầu tối thiểu như nước sạch và nhà vệ sinh chúng tôi cũng không có là nguyên nhân gây ra tình trạng ấy. Ngày đó mọi người chưa khoan giếng sâu xuống lòng đất để lấy nước như bây giờ mà mỗi nhà chỉ đào một cái giếng thật nông bên cạnh bờ suối (gọi là cái hố có lẽ đúng hơn) để lấy nước sinh hoạt. Không ai làm nhà vệ sinh mà đi tự do trong khu đất của mình, ngay đến cả gia súc, gia cầm cũng chăn nuôi theo hình thức thả rong nên việc phân của chúng có mặt xung quanh nhà là điều dễ hiểu. Và nước chảy chỗ trũng, mùa mưa nước chảy tràn qua miệng giếng và đó là mầm mống của những dịch bệnh, không chỉ có tiêu chảy mà chúng tôi còn bị mẩn ngứa quanh năm, nguyên nhân cũng chỉ vì ba mẹ vất vả mưu sinh và cái nghèo còn mãi đeo đẳng.

Có những lúc nhớ đến khoảng thời gian ấy tôi cứ nghĩ nó là chuyện của hơn chục năm về trước và bây giờ cuộc sống đã thay đổi nhiều. Nhưng tôi đã sai, vì đúng là cái xóm nhỏ ngày xưa tôi sống đã thay đổi, nhưng đi vào sâu hơn chút nữa nơi những người nông dân không có điều kiện học hành, ít tiếp xúc và không được phổ cập những kiến thức cơ bản, hàng ngày vẫn quanh quẩn bên nương rẫy của mình thì cuộc sống tạm bợ ấy vẫn chưa kết thúc. Ở đó tôi bắt gặp hình ảnh của tôi cũng như những đứa trẻ trong xóm ngày xưa với thân hình gầy gò, đen nhẻm. Và câu chuyện của những người mẹ trẻ về bao đứa trẻ sớm mất đi vì bệnh tật vẫn không thôi ám ảnh tôi, cuộc sống quanh ta vẫn còn nhiều cảnh đời khó khăn hơn ta tưởng. Muốn làm gì đó nhưng thấy ta quá nhỏ bé và đơn độc.

 

Tình cờ tôi đọc được những mẩu chuyện trên trang http://vimvaunicef.vn tôi hiểu không chỉ có mảnh đất tôi qua là còn thiếu thốn mà trên thế giới có đến 2,5 tỷ người không được dùng nhà vệ sinh sạch khuẩn. Thiếu điều này, con người phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật phát sinh từ tình trạng vệ sinh, chẳng hạn tiêu chảy là căn bệnh đã khiến cho hơn một triệu trẻ em hàng năm không được hưởng sinh nhật lần thứ năm của mình. Thông qua chiến lược Cộng đồng về Vệ sinh Toàn diện (CATS) mà Vim và Quỹ Unilever đang cộng tác cùng UNICEF để giúp cải thiện việc tiếp cận với điều kiện vệ sinh cơ bản tại những nơi có nhu cầu cấp bách nhất tôi chợt hiểu - mình không đơn đôc. Chỉ một hành động nhỏ thôi như việc chia sẻ đường link http://vimvaunicef.vn đến cho bạn bè và thêm một chai Vim có nhãn đặc biệt vào giỏ hàng khi bạn đi mua đồ là mình đã đang làm một điều thực sự ý nghĩa.

Tôi vẫn tin rằng lần sau trở về mảnh đất thân thương ấy tôi sẽ không còn phải chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ ốm yếu, không phải nghe câu chuyện buồn từ những người mẹ trẻ. Bởi các em đã được sống trong một môi trường vệ sinh hơn, được trả lại đúng với tuổi thơ mà các em xứng đáng được hưởng..


Mamnon - Bài viết được tài trợ bởi Vim