Trắc nghiệm dị ứng thực phẩm ở bé Dị ứng thức ăn khá phổ biến ở bé. Theo ước tính, có khoảng 6-8% số bé bị dị ứng thức ăn. Hãy thử làm bài trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra kiến thức của mẹ về dị ứng thức ăn ở bé: 1. Các triệu chứng của dị ứng thức ăn ở bé là gì? a. Buồn nôn, nôn và tiêu chảy. b. Tắc (hoặc nghẹt) mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. c. Sưng môi, mắt, mặt nhẹ; miệng ngứa, cổ họng bị kích thích. d. Phát ban. e. Tất cả các dấu hiệu trên. 2. Dị ứng thức ăn phổ biến ở những gia đình có tiền sử dị ứng? a. Đúng. b. Sai. c. Không chắc. 3. Bé thường bị dị ứng bởi đồ ăn nào sau đây? a. Trứng. b. Sữa. c. Các loại hạt. 4. Thực phẩm mẹ ăn khi mang thai và lúc cho con bú làm tăng dị ứng ở bé? a. Đúng. b. Sai. c. Không chắc. 5. Khái niệm "bất dung nạp" thực phẩm là gì? a. Một định nghĩa khác của dị ứng thực phẩm. b. Khó khăn trong tiêu hóa một số đồ ăn nhất định. Đáp án: - Câu 1: e. Nếu bé ăn thứ gì đó mà bị dị ứng, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, ngứa, đau họng, nổi mẩn, chảy nước mắt. Đồng thời, bé có thể bị nôn và tiêu chảy. - Câu 2: a. Dị ứng thức ăn phổ biến hơn ở các gia đình có tiền sử dị ứng, chẳng hạn như bị chàm, hen suyễn... - Câu 3: b. Thật ngạc nhiên vì dị ứng sữa có thể ảnh hưởng tới 2-7% số bé trong độ tuổi nhũ nhi. Khoảng 2% số bé dưới 3 tuổi bị dị ứng trứng. Trong đó dưới 2% số bé bị dị ứng với lạc. - Câu 4: b. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định những gì mẹ ăn khi mang thai hay lúc nuôi con bằng sữa mẹ làm bé bị dị ứng thực phẩm về sau. - Câu 5: b. Khác với dị ứng, bé có thể khó tiêu hóa một số thức ăn nhất định. Bất dung nạp thực phẩm và dị ứng thực phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn. Theo mevabe |