Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cà tím: thực phẩm tốt cho trẻ


Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ có thể bắt đầu làm quen với món cà tím từ khi 8-10 tháng tuổi.


Cha mẹ có thể cho trẻ ăn cà được nấu chín cả vỏ, tuy nhiên, với nhóm trẻ có vấn đề về tiêu hóa thì chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).


Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Một chức năng quan trọng của cà tím là khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống antimutagenic và LDL, tất cả đều là do tác động của hợp chất phenolic, chlorogenic acid, được tìm thấy rất nhiều trong rau.


Sắt là khoáng chất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, nhưng dư thừa tích tụ các chất sắt sẽ không có lợi và gây hại cho cơ thể. Tăng tích tụ sắt trong sản xuất các gốc tự do trong cơ thể và có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Do đó, cơ thể cần được loại bỏ chất sắt dư thừa để giảm sản xuất gốc tự do. Nasunin, một phytonutrient trong cà tím, chất chống ô xy hóa có khả năng làm việc đó. Nasunin do đó, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.


Chất xơ trong cà tím tốt cho hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tim mạch.
Kali trong cà tím giúp cân bằng, điều chỉnh áp suất máu của cơ thể cũng như cân bằng lượng muối, hydrat.


Cà tím cũng sử dụng để kiểm soát béo phì, giảm lượng đường của bệnh tiểu đường type II.


Thời điểm cho trẻ ăn cà tím
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, trẻ có thể làm quen với món cà tím khi được khoảng 8-10 tháng tuổi.


Bạn có thể cho trẻ ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm trẻ có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).


Chọn mua và bảo quản cà tím
Chọn mua cà tím có vỏ ngoài mịn và sáng bóng, màu sắc tươi, cuống tươi, màu xanh, ấn tay vào, quả cà tím có độ đàn hồi, không bị héo.


Kiểm tra xem có các vết sứt, vết bầm giập hoặc đổi màu. Đây là một dấu hiệu cho thấy thịt bên trong đã hỏng.


Nhiệt độ lý tưởng cho việc lưu trữ của cà tím là khoảng 50°F (10°C). Không bảo quản loại ra này trong nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.


Tránh việc cắt gọt hay làm thủng Da của cà tím trước khi bảo quản. Bạn cũng không nên rửa mà hãy cất luôn vào ngăn để rau trong tủ lạnh để giữ cho cà tím được giòn và ngọt.


Trong trường hợp, bạn mua cà tím được bọc trong túi nhựa, bóng kính, bạn nên bỏ ra khỏi túi càng sớm càng tốt, vì sự bí hơi sẽ khiến cà tím nhanh hỏng.


Cách chế biến
Trước khi cắt gọt, rửa cà tím đúng cách dưới nước lạnh. Sau đó, sử dụng một con dao bằng thép không gỉ cắt thành lát. Sử dụng con dao thép cacbon là không nên vì nó phản ứng với các chất dinh dưỡng có trong cà tím, gây biến màu đen.


Cà tím tự nhiên có vị đắng nhẹ. Để giảm điều này, bạn có thể ngâm muối trước khi nấu ăn khoảng nửa giờ.


Cũng giống như các loại rau, củ khác, bạn nên cắt cà tím trước khi chế biến và chờ đến khi bột (cháo) có cà tím nguội một chút là cho bé ăn ngay để tránh hao hụt vitamin.


Thực phẩm có thể trộn chung với cà tím là: Lúa gạo, cà rốt, mỳ ống (mỳ sợi), đậu đỗ, đậu lăng, đậu phụ, thịt lợn...


Cà tím có thể được nấu theo nhiều cách khác nhau: Nướng, hấp, hoặc thậm chí bỏ lò.


Có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho trẻ dùng tay bốc ăn.


Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước xốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho trẻ tập ăn cà tím.


Bạn cũng có thể băm (hoặc xay) nhuyễn cà tím đã được hấp chín (hoặc không cần hấp); tiếp đến, bạn trộn hỗn hợp cà vào nồi cháo của trẻ (tương tự như cách bạn nấu rau, củ khác). Tuy nhiên, nên trộn chung cà tím với những loại thực phẩm khác để bát bột (cháo) của trẻ thơm ngon hơn.


Lưu ý
Cà tím chứa oxalat, nếu tiêu thụ nhiều sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận. Đây là lý do tại sao những người nghi ngờ hoặc bị bệnh thận, đang điều trị hay mắc các vấn đề túi mật nên tránh việc tiêu thụ cà tím.


Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng dị ứng với cà tím như ngứa Da và miệng. Do đó, bạn nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng loại thực phẩm này.

Theo meyeucon