Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

"Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Tôi có nên bảo vệ con khỏi sự đau buồn và lo lắng?


Thỉnh thoảng người lớn cảm thấy cần thiết phải bảo vệ trẻ khỏi cảm xúc đau buồn, mất mát... và những sự thật đau buồn khác trong cuộc sống, nhưng thường thì tốt nhất là hãy thành thật với trẻ như bạn có thể.

Khi chúng ta nói chuyện, trẻ thường dễ dàng biết được khi có một điều gì đó trong gia đình đang không đúng như trẻ được nghe, và do không có đủ thông tin, trẻ có thể cho rằng mình đã làm điều gì đó sai. Bởi tự coi mình là trung tâm, trẻ luôn sẵn sàng tin rằng mình đang gây ra những điều tồi tệ. Trẻ không bị yêu cầu đảm nhận những gánh nặng trên vai, hay phải chịu trách nhiệm về những vấn đề của cha mẹ, nhưng trẻ cần được trao cơ hội để hiểu và chia sẻ điều gì đang diễn ra trong gia đình. Điều này tạo ra cho đứa trẻ cảm giác được ở trong vòng tròn gia đình, và giúp tạo cho trẻ tạo cảm giác về nơi mà trẻ thuộc về, và sự gắn kết chặt chẽ với gia đình.

 

Nếu một thành viên trong gia đình hay một con vật yêu bị mất đi, thì tốt nhất là cung cấp thông tin chính xác cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy rõ ý nghĩa về điều đang diễn ra. Nói cho trẻ biết rằng ông nội đang "ngủ" hay "qua đời", nhưng điều này có thể gây ra cho trẻ cảm giác sợ hãi khi đi ngủ, hoặc tự hỏi rằng liệu Mẹ hay Bố cũng sẽ bất ngờ "qua đời". Cái chết có thể được giải thích đơn giản bằng những thuật ngữ chân thành, trẻ cũng sẽ đau lòng, và trẻ cũng cần được giúp đỡ để xoa dịu nỗi đau. (Vâng, trẻ đau buồn, mặc dù sự đau buồn của trẻ thỉnh thoảng giống như sự cáu kỉnh hơn là sự buồn rầu.) Không cần thiết khi nói với trẻ nhiều hơn điều trẻ có thể hiểu được. Bạn có thể muốn giải thích cho trẻ rằng nhiều người lớn cũng đau khổ khi hiểu về cái chết, và rất nhiều người có suy nghĩ khác nhau về cái chết nghĩa là gì, và điều gì sẽ xảy ra sau đó. Để trẻ có mặt trong các nghi lễ của cái chết như là đám tang, có thể làm trẻ cảm thấy đỡ sợ hơn là để trẻ bên ngoài sự việc. Cái chết là một phần trong vòng tròn cuộc đời; giải quyết sự việc như vậy sẽ giúp vượt qua cái chết dễ dàng hơn, đối với cả cha mẹ và trẻ.

Trong cách tương tự, nếu gia đình đang phải trải qua những căng thẳng về tài chính, hay những căng thẳng khác, cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ những sự thật đơn giản để giúp trẻ hiểu, sau đó sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực để khám phá, và xử lý cảm xúc của trẻ. Nhận thức được rằng trẻ sẽ có những xúc động, và những phản ứng mạnh mẽ đối với những sự kiện đau buồn trong gia đình (như là ly dị), thì thật là không khôn ngoan, khi cho rằng trẻ sẽ cảm thấy ổn. Hãy dành thời gian để giải thích điều gì đã xảy ra, hay nó có ảnh hưởng thế nào đối với trẻ, mà không đổ lỗi hay suy xét. Hãy chắc chắn trẻ biết rằng đó không phải là lỗi của trẻ, trẻ vẫn được yêu thương và nâng niu. Đồng thời tiếp tục điều chỉnh; hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực để kiểm tra những nhận thức của trẻ, và cho phép trẻ thể hiện cảm giác sợ hãi, hay những cảm xúc của mình một cách cởi mở. (Chi tiết hơn về việc giúp trẻ xử lý những vấn đề trong gia đình như cái chết hay ly dị, có trong Positive Discipline for Single parents, nhà xuất bản Three Rivers, 1999; Positive Discipline A - Z, nhà xuất bản Three Rivers, 2006; và "Thời gian để cười, thời gian để khóc: quá trình đau buồn" trong cuốn Top ten preschool Parenting Problems, của tác giả Royslyn Ann Duffy, nhà xuất bản Exchange, 2007.)

Bằng việc bao gồm cả trẻ trong cuộc sống gia đình, cha mẹ có thể giúp trẻ học về cảm xúc, và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi một con người? Bằng việc nhận ra và tôn trọng cảm xúc của trẻ, và bằng việc thành thật với những cảm xúc của chính mình, bạn sẽ xây dựng được một mối quan hệ dựa trên sự thành thật và sự gắn kết, cùng với những kỹ năng giải quyết vấn đề mà sẽ theo trẻ suốt đời.

Thời gian dành cho con

Một khía cạnh khác trong việc cha mẹ thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm, là cha mẹ dành bao nhiêu thời gian cho con cái? Trẻ luôn muốn được biết rằng con trẻ có đủ quan trọng để bạn dành thời gian cho trẻ - và thật sự thì không mất quá nhiều thời gian để làm điều này. Trải qua khoảng thời gian thường xuyên, và chỉ tập trung thời gian đó với một mình trẻ, chúng tôi gọi đó là "thời gian đặc biệt". Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho con của bạn. Hầu như chẳng có điều gì thể hiện "Mẹ yêu con" tốt như là thời gian dành riêng cho con, và quan tâm tới chỉ một mình con.

Bởi vì "thời gian đặc biệt" có sức mạnh ghê ghớm, nên chúng tôi không biết làm thể nào nhấn mạnh được cho đủ. Không một ai - cả người lớn và trẻ em - không dành nó cho người mà họ yêu thương.

 

Không bao giờ quá sớm để bắt đầu:


• "Bố mẹ chỉ là không hiểu tôi."
• "Tôi muốn nói chuyện với con tôi về giới tính và các loại thuốc, nhưng tôi không biết nói thế nào."
• "Tôi lo rằng những đứa con đang ở tuổi vị thành niên của tôi đang gặp phải những rắc rối, nhưng dường như chúng không thành thật với tôi ...chỉ là tôi không cảm nhận được."
• "Tôi sẽ không bao giờ nói cho bố mẹ tôi biết về điều mà bạn tôi và tôi làm - sẽ chỉ là có hại. Chúng tôi không bao giờ nói tất cả."

Nhiều trẻ vị thành niên, và cả những bậc cha mẹ của trẻ vị thành niên ước rằng nhiều điều có thể khác đi; họ ước họ có thể hiểu và thành thật với nhau, đủ để có thể nói chuyện cởi mở về những sự lựa chọn, và những vấn đề mà họ gặp phải. Chắc chắn điều này chẳng liên quan gì đến việc họ yêu thương nhau bao nhiêu, mà đơn giản là họ không thể. Họ không thể thành thật với nhau; họ không hiểu nhau. Trong khi chẳng bao giờ là quá muộn để thay đổi, tất nhiên là mọi sự sẽ càng trở nên khó khăn hơn nếu bạn để càng lâu.

Nếu như bạn là người cha hay người mẹ của một đứa trẻ, thì bạn đang có một cơ hội vàng. Thời gian tốt nhất để bắt đầu xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự chân thành và cởi mở, không phải là sau khi trẻ đã trở thành vị thành niên, và bỗng nhiên bạn nhận ra vấn đề này đang nghiêm trọng đến mức nào; khoảng thời gian đó chính là bây giờ, ngay khi trẻ còn bé. Hãy dành thời gian để nói chuyện với con, lắng nghe những ước mơ, suy nghĩ, và cảm nhận của con, dạy con về cuộc sống, và đơn giản cùng chia sẽ những cảm xúc giữa những con người với nhau, là một sự đầu tư cho tương lai của con. Điều này chắc chắn sẽ giúp cho bạn không bao giờ phải cảm thấy hối tiếc.

Nếu như bạn là một giáo viên mẫu giáo, hãy nhớ rằng khoảng thời gian mà bạn trải qua với trẻ hình thành nên cách mà trẻ nhìn nhận thế giới - bạn thật sự có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ khi bạn dạy dỗ bé. Đối với cả những bậc cha mẹ và giáo viên, việc dành thời gian để hiểu cảm xúc của trẻ, và thể hiện những cảm xúc đó theo những cách tích cực, sẽ giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ, mà ở đó tình yêu và sự thành thật có thể nở hoa.

Mamnon.com