1. Canxi là chất phải có để xương khỏe.
Canxi có tác dụng tối đa hóa sự phát triển của xương trong thời thơ ấu và xa hơn. Số lượng nhỏ canxi trong máu là cần thiết để máu lưu thông bình thường, tránh đông máu. Cơ thể rút canxi cần thiết từ xương để duy trì nồng độ canxi trong máu. Đó là một phần lý do tại sao các bé cần có đủ canxi mỗi ngày.
Theo thống kê, không ít bé thiếu canxi từ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Theo viện Y học, nhu cầu canxi ở bé khác nhau theo độ tuổi:
- 1-3 tuổi cần 500mg.
- 4-8 tuổi cần 800mg.
- 9-18 tuổi cần 1.300mg.
Giải pháp để bé đủ canxi là nên chọn đồ uống, bữa phụ nhiều canxi thay vì nước ngọt, snack hay kẹo. 250ml sữa, 200g sữa chua và 50g phômai có chứa 300mg canxi.
Ngoài sữa, canxi còn phong phú ở các thực phẩm có nguồn gốc cây trồng như nước cam, đậu phụ chế biến với canxi sulfate và một số ngũ cốc ăn sáng (kiểm tra nhãn để chắc chắn). Tất nhiên, sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn chính của canxi trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày.
Vitamin D rất quan trọng trong sự hấp thu canxi để giúp hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Do sữa mẹ không chứa một lượng đáng kể của vitamin D, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo tất cả các bé sơ sinh bú sữa mẹ cần nhận được 400 IU vitamin D bổ sung bằng giọt mỗi ngày.
4 chất khác cần cho bé:
2. Protein: cần thiết cho tăng trưởng
Protein cung cấp năng lượng, nhưng axit amin của nó mới là những gì cơ thể thực sự cần. Axit amin là các nguyên vật liệu cho xây dựng các tế bào mới, các mô, các hợp chất, bao gồm cả các enzyme và hormone.
Protein có rất nhiều trong đạm, thực vật và động vật. Đặc biệt là trứng, cung cấp các axit amin (gọi là axit amin thiết yếu - EAA) mà cơ thể cần. Trong khi đó, thực vật không thể có đủ axit amin cho cơ thể. Nhu cầu protein theo tuổi:
- 1-3 tuổi cần khoảng 13g.
- 4-8 tuổi: 19g.
- 9-13 tuổi: 34g.
- 14-18 tuổi: 46g với nữa, 52g với nam.
Protein không phải vấn đề đáng lo ngay cả với bé lười ăn thịt. Chẳng hạn khoảng 300ml sữa (hoặc sữa chua) hoặc 50g thịt gà hay hải sản và 1 quả trứng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein hàng ngày cho bé 3 tuổi.
3. Chất xơ: đơn giản nhưng quan trọng
Các bé cần chất xơ để phát triển khỏe mạnh. Và một số nghiên cứu cho thấy, các bé nhận được ít chất xơ hơn so với nhu cầu. Chất xơ có trong thực phẩm gồm rau đậu, hoa quả, ngũ cốc giữu cho bé no lâu nhưng lại chống thừa cân. Chất xơ thực vật còn giàu vitamin và khoáng chất. Để ước chừng lượng chất xơ cho bé, có một cách khá đơn giản, tức là cộng 5 vào độ tuổi của bé; ví dụ, bé 3 tuổi thì cần khoảng 8g chất xơ hàng ngày. Tất nhiên, cách tính toán này chỉ mang tính ước lệ. Một cách đơn giản để bé đủ xơ là luôn cho bé ăn hoa quả, rau xanh... hàng ngày.
4. Các chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa gồm vitamin C và E, beta-carotene, selen giúp ngăn chặn các bệnh mãn tính khi bé lớn lên, như ung thư và bệnh tim. Bởi thế, chất chống oxy hóa cũng nằm trong nhóm 5 "siêu" chất dinh dưỡng bé cần.
Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do (sản phẩm của quá trình trao đổi chất bình thường hoặc khi bé phải tiếp xúc với không khí bẩn, khói thuốc, ánh nắng...). Khi các gốc tự do tích lũy, chúng gây hại cho ADN...
Không chỉ thế, chất chống oxy hóa còn tăng miễn dịch cho bé nhà bạn. Rau quả màu rực rỡ như cà chua, súp lơ, khoai lang, dưa đỏ, anh đào, carrot, dâu tây, quả việt quất... dồi dào chất chống oxy hóa nhất.
5. Sắt: dinh dưỡng rất quan trọng
Con của bạn phụ thuộc nhiều vào sắt để phát triển. Hồng cầu cần sắt để vận chuyển oxy tới từng tế bào trong cơ thể. Sắt cũng đóng vai trò trong phát triển chức năng não. Một thiếu hụt (ngay cả nhỏ) sắt cũng gây hại cho bộ não.
Theo Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến ở Mỹ (ảnh hưởng tới các bé ở nhiều độ tuổi và phụ nữ mang thai). Các bé nhũ nhi có nguy cơ thiếu sắt do tốc độ phát triển quá nhanh.
Thực phẩm từ động vật hay thực vật đều là nguồn dồi dào của sắt. Thịt gia súc, gia cầm, hải sản cung cấp sắt dưới dạng cơ thể bé hấp thu tốt nhất. Thực vật gồm các loại đậu, rau bina cung cấp sắt nonheme. Nonheme sắt cũng là loại sắt được thêm vào bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc... Ngoài ra, bạn có thể tăng cường hấp thu sắt nonheme cho con bằng cách thêm nguồn vitamin C từ cam, cà chua, quả kiwi, dâu tây, ớt chuông đỏ... vào các bữa ăn cho bé.
Theo mevabe