Mục tiêu tỏ ra không có đủ năng lực:’ con từ bỏ” Jean sống với ông bà, và hôm nay là ngày sinh nhật lần thứ 5 của cô bé. Khi cô bé bước vào bếp, ông bà của cô bé đang rất háo hức xem phản ứng của cô bé với chiếc xe đạp mới cứng, đang được trưng bày đầy kiêu hãnh ở trung tâm của căn phòng. Jean nhìn quanh lo lắng, và không bình phẩm gì về chiếc xe đạp. Bà mất kiên nhẫn và hỏi cô bé: "Ồ, cháu đang nghĩ gì vậy? Cháu có thích nó không?" Jean không trả lời. Sau đó bà lại nói với giọng dỗ ngọt: "Jean, hãy nhìn chiếc xe đạp mới tuyệt đẹp của cháu này." Jean lắc đầu và lầm bầm: "Cháu không thể đi được xe đạp." Ông của cô bé vội đảm bảo với Jean: "Đó không phải là vấn đề, cháu yêu. Cháu sẽ học đi xe, không mất nhiều thời gian đâu mà." Jean không nói gì, và cũng không đến gần chiếc xe. Ông bà của cô bé nhìn nhau, nhún vai và đau lòng. Họ nghĩ "Mục đích của cô bé là gì đây?" Và ông của cô bé bắt đầu thất vọng, đổ ngũ cốc và sữa cho cô bé ăn.
Ông bà của Jean đã bị thuyết phục từ bỏ việc đi xe đạp của cô bé. Họ cảm thấy thất vọng về chính mình và về Jean. Theo một cách nào đó Jean đã tin rằng cô bé không "đủ giỏi", cô bé thực sự đang không nhận được giúp đỡ. Cô bé hành động dựa theo niềm tin này, bằng việc thuyết phục người khác rằng cô ấy không xứng đáng. Ông bà của Jean yêu cô bé, nhưng họ đã có suy nghĩ sai lầm rằng cách tốt nhất để thể hiện tình yêu là phải làm nhiều thứ cho cô bé, ví dụ như là đổ ngũ cốc và sữa cho cô bé, điều mà cô bé có thể tự làm được một cách dễ dàng .
Trong số 4 mục tiêu sai lầm, thì mục tiêu trẻ tỏ ra không có khả năng thường là bi quan nhất, và cũng là chán nản nhất. Chúng thường không gây ra các hành vi phá phách như những đứa trẻ ở 3 mục tiêu trên. Trẻ thể hiện thông điệp không phá phách gần như là không ai nhìn thấy. Mục tiêu này hiếm khi được nhìn thấy ở những trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, trừ khi những đứa trẻ dưới 5 tuổi này hầu như không được cho bất kỳ cơ hội, hay không có cơ hội nào để phát triển khả năng tự làm lấy công việc. Đặc biệt là khi cha mẹ đông con, hay nhìn thấy hành vi của trẻ có thể đang gây cản trở cho trẻ. Điều mà cha mẹ tự quyết định có thể áp đặt lên con, và thuyết phục con rằng con thực sự không có khả năng. Họ có thể chưa bao giờ đặt ra những hi vọng cho con. Điều này tạo nên mục tiêu thứ 4: tỏ ra không có khả năng, hoặc là từ bỏ. Xác định mục tiêu của trẻ tỏ ra không có khả năng Ông bà của Jean cố gắng không tỏ ra thất vọng, nhưng Jean thì trông quá chán nản. Họ đã làm những điều tốt nhất để bảo vệ cô bé, và để đền bù cho thực tế rằng bố mẹ cô bé không có ở bên. Ông bà của cô bé đáp lại hành vi không nhận được giúp đỡ của cô bé bằng việc làm nhiều thứ cho cô bé. Ông đổ sữa và ngũ cốc cho cô bé; bà mặc quần áo cho cô bé mỗi sáng. Họ cung cấp đầy đủ cho mọi nhu cầu của Jean. Họ mua nhiều thứ cho cô bé, lên kế hoạch và đưa ra những lựa chọn mà không có sự tham gia của cô bé. Phản ứng của Jean là hành động một cách bị động, và từ chối bất kỳ thứ gì mới. Những cảm xúc này, những phản ứng này, và những sự đáp lại này, tất cả đều thể hiển rằng cô bé đang cố tỏ ra mình không có khả năng. Trẻ phát triển một niềm tin về sự thiếu năng lực của mình có thể nghĩ rằng chúng không thể làm được mọi thứ một cách hoàn hảo, chúng có thể đang từ bỏ. Khi trẻ hiểu được rằng những lỗi lầm là một phần cần thiết để mọi người có cơ hội học hỏi như thế nào, thì trẻ có thể phá vỡ được sức mạnh của niềm tin hoang đường về sự hoàn hảo. Dễ dàng khi hiểu được rằng một đứa trẻ thường xuyên bị phê bình có thể phát triển niềm tin mình không thể làm được bất cứ điều gì đúng. Sự phê bình không phải lúc nào cũng công khai. Khi còn là một đứa trẻ chập chững biết đi, Jean luôn luôn được mặc những bộ váy có viền đăng ten và được là chỉn chu rất đẹp. Cô bé được nhắc nhở là phải "giữ sạch sẽ", và bà của Jean luôn cảm thấy rất buồn khi cô bé bị dính vết sơn hay thức ăn lên quần áo. Nhận thức của Jean là sự bừa bộn đồng nghĩa với "tồi tệ". Bởi vì cô bé luôn luôn bừa bộn, cuối cùng Jean thậm chí đã tin rằng cô bé không có khả năng. Dường như là mỗi lần cô bé cố gắng vẽ một bức tranh hay làm đổ nước trái cây, thì những lần đó cô bé đã gây ra sự bừa bộn. Jean nghĩ rằng cô bé không thể làm được bất cứ điều gì cho tốt. Cô bé đang theo đuổi mục tiêu sai lầm này có thể được hình dung đang đội một chiếc mũ trượt tuyết màu nâu xám chụp kín hết xuống mặt. Bạn có thể nhìn thấy dòng chữ được khâu vào phía trước mũ (nếu như bạn nhìn đủ gần) "Đừng từ bỏ con - hãy chỉ cho con đi một bước nhỏ thôi."
Hãy đặt niềm tin vào trẻ và để trẻ tự làm nhiều thứ
Có thể hữu ích khi nhớ rằng lòng tự trọng xuất phát từ việc có được các kỹ năng, và nuông chiều một đứa trẻ thì thực tế chỉ làm trẻ thêm chản nản. Hãy dùng lại việc làm mọi thứ cho trẻ khi trẻ có thể tự làm được, và hãy nhường chỗ cho trẻ để trẻ thực hành - thậm chí cả khi trẻ đang có nhiều thứ không hoàn hảo. Khi mà trẻ nói: "Con không thể." Hãy kiên nhẫn và nói: "Mẹ có niềm tin rằng con có thể làm được công việc này." Động viên một đứa trẻ đang không tin vào khả năng của mình cần nhiều sự kiên nhẫn, bền bỉ và tin tưởng vào những khả năng của trẻ. Hãy dành thời gian để đào tạo và động viên trẻ ngay cả ở những bước nhỏ nhất Cách bạn phản ứng với chính những lỗi lầm của mình hay những khó khăn là rất quan trọng. Trẻ đang nhìn bạn, và có thể tin rằng bạn luôn luôn thành công một cách dễ dàng (và trẻ cảm thấy trẻ không có khả năng bởi vì trẻ không thành công). Hoặc là trẻ có thể nhìn bạn đang thử làm một điều gì đó, và thấy bạn thất bại nhiều lần. Bạn phản ứng thế nào - liệu bạn có cười với chính bản thân mình và tiếp tục cố gắng, hay là bạn từ bỏ trong sự chán nản. Điều này sẽ cho trẻ những dấu hiệu về chính những trải nghiệm của mình. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của vai trò hình mẫu (làm gương). Những đứa trẻ mà đã và đang phát triển niềm tin rằng "con không có khả năng", có thể sẽ kháng cự lại những cố gắng muốn huấn luyện của bạn. Điều này là lý do tại sao những bước nhỏ lại quan trọng. Ông của Jean có thể bắt đầu bằng việc để cho Jean ngồi lên xe đạp ngay bên trong nhà. Ông có thể nói chắn chắn cho Jean rằng xe đạp có những bánh lái, và chỉ cho Jean thấy chúng hoạt động như thế nào. Trước khi bắt đầu đi ra ngoài nhà, ông đảm bảo lại với cô bé rằng ông sẽ không để mặc cô bé tự đi xe, cho đến khi cô bé đã sẵn sàng. Ông của Jean cũng có thể dạy cho cô bé cách làm thế nào để tự đổ sữa cho mình (từ một cái bình nhỏ). Hãy nhớ rằng khi dạy những kỹ năng mới, đặc biệt đối với những trẻ bị chán nản, hãy tạo ra mọi cố gắng đối với những vấn đề phía trước, và đảm bảo sự đạt tới thành công cho trẻ. Hãy dạy trẻ rằng những lỗi lầm là những cơ hội tuyệt vời để học hỏi Nếu như Jean làm bẩn quần áo với sơn hay bùn, bà của cô bé có thể cân nhắc việc mặc cho cô bé những bộ quần áo bền hơn. Một thông điệp lớn có thể được chuyển tới cô bé khi bà nói rằng: "Ồ, con bị dính toàn sơn kìa, chắc rằng con đã mất nhiều thời gian vẽ tranh hôm nay." Hãy nhận thức được thông điệp bị che dấu Khi những bậc cha mẹ có thể nhận thức được thông điệp bị dấu đi trong hành vi cư xử của con cái, và họ có thể thấy được chính những cảm xúc và phản ứng của họ, sau đó họ có thể sử dụng các bước để động viên đứa con đang bị chán nản, và tạo cho con cảm giác luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn và việc mắc lỗi. Làm được như vậy, những bậc cha mẹ đang nuôi dưỡng cho con niềm tin, rằng con có khả năng, con luôn được yêu thương, và con rất quan trọng. Theo Mamnon.com |