Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Những nạn nhân và những kẻ hay bắt nạt Ngay từ độ tuổi sớm ở mẫu giáo, trẻ học sử dụng sự loại trừ và đe doạ về thể chất, để giành lấy và kiểm soát người khác. Những hành vi này gieo nên những hạt giống đầu tiên của việc bắt nạt người khác. Trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ và giáo viên, để học được rằng trẻ có nhiều sự lựa chọn và quyền lực cá nhân, điều này làm cho trẻ không bị trở thành mục tiêu, của những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác. Nếu như người lớn cứu trẻ thay vì dạy cho trẻ những kỹ năng, và giúp trẻ nhận ra sức mạnh mà mình có, thì họ vô tình đã khuyến khích trẻ trở thành những nạn nhân. Rốt cục những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác cần những nạn nhân bắt nạt được. Macie đã học được rằng cô bé có thể tạo ra nhiều sự quan tâm khi cô bé phàn nàn với mẹ rằng một đứa trẻ khác đã đánh cô bé. Mẹ của bé sẽ ôm bé, và gọi cô bé là "đứa con tội nghiệp của mẹ", và sau đó bà sẽ gọi đến trường hay hàng xóm (nếu như sự việc xảy ra tại nhà một người bạn), nổi điên lên, nói rằng họ chẳng có sự quan tâm chú ý thích hợp nào để bảo vệ Marcie. Người giáo viên đó hay hàng xóm sẽ phải hứa sẽ thận trọng hơn.
Trong một tuần giáo viên của Marcie, anh Joe đã thấy có điều gì rất khác xảy ra ở sân chơi trường học. Khi anh Joe quan sát từ một góc sân, anh nhìn thấy Marcie vấp và ngã. Khi Joe đi tới để giúp cô bé, Marcie nói, "Bruce đã đẩy con." Anh Joe sững sờ. Bruce đã không ở gần đó. Marcie đã quyết định rằng cô bé thích được có sự thương tiếc, chú ý rằng mình là một nạn nhân, và đã chuẩn bị để thực hiện điều đó. Tất nhiên trẻ thực sự cần được người lớn bảo vệ và giám sát; ở một khía cạnh nào đó, Marcie có thể đã bị đánh bởi một đứa trẻ khác. Là phù hợp khi có một bậc cha mẹ quan tâm đến con nói cho những người lớn khác về một vấn đề như vậy, nhưng ở tuổi này, công bằng mà nói, thì điều quan trọng phải là trao quyền cho trẻ để giải quyết các vấn đề. Marcie có thể học để nói rằng, "Dừng lại, đừng có đánh tôi!" Cô bé có thể nhờ người lớn giúp đỡ, và người lớn đó có thể dạy Marcie cách thể hiện những cảm xúc của mình: "Bạn đó làm con đau." "Con cảm thấy tức giận." Người đó có thể giúp Marcie nói lên điều mà cô bé muốn: "Con muốn chơi mà không bị đánh hay bị đau." Bằng việc tập trung vào những phương pháp giải quyết vấn đề dạy cho trẻ hiểu được và thể hiện những cảm xúc của mình, thì bạn có thể ngăn chặn được hành vi bắt nạt của ai đó với trẻ, mà không củng cố thêm hành vi đó. Những kỹ năng giải quyết vấn đề khác bao gồm chỉ ra và thể hiện cảm xúc của ai đó bằng lời nói, và học cách đồng cảm với người khác. Trẻ cũng có thể học kỹ năng quan trọng này bằng việc tập trung vào các giải pháp (hơn là đổ lỗi). Sự đồng cảm và lòng trắc ẩn sẽ tiếp tục phát triển qua thời thơ ấu và tuổi vị thành niên, nhưng có thể được khuyến khích phát triển ngay khi trẻ bước vào thế giới của những bạn cùng trang lứa và tình bạn. Rất nhiều kỹ năng trong số những kỹ năng này được phát triển thông qua những buổi họp lớp và gia đình (chương 16).
Những năm mẫu giáo là khoảng thời gian phù hợp để nói chuyện cởi mở về hành vi bắt nạt người khác. Trong buổi họp lớp hay họp gia đình, bạn có thể khuyến khích những đứa trẻ nói chuyện về chủ đề người khác cảm thấy thế nào khi bị bắt nạt, tại sao họ nghĩ đến một ai đó có thể chọn để thực hiện hành vi bắt nạt, và họ có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào. Một cô bé tinh ý nói, "Có thể là bạn ấy không có người bạn nào." (Joshua là học sinh mới tới trường, và những đứa trẻ khác tránh xa cậu bé, bởi vì hành vi cư xử hiếu chiến của cậu). Một bạn khác nói, "Có thể là bạn ấy chưa học được cách sử dụng lời nói." Sau đó giáo viên hỏi, "Có bao nhiêu người trong số các con sẽ sẵn lòng giúp Joshua? Phần lớn bọn trẻ đã giơ tay lên (những đứa trẻ thích có cơ hội để giúp đỡ người khác). Giáo viên nói, "Cô sẽ nói chuyện với Joshua, và hỏi bạn ấy rằng, liệu bạn ấy có sẵn lòng tham gia với chúng ta, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp cho vấn đề này không. Trong khi đó, các con có thể làm gì để giúp Joshua?"
Một vài đứa trẻ gợi ý rằng cúng sẽ làm bạn với cậu bé, và sẽ mời Joshua chơi cùng. Chúng cũng đã quyết định rằng chúng có thể sử dụng lời nói, và nói cho cậu bé biết chúng cảm thấy thế nào khi cậu ấy phá hủy nhiều thứ, và yêu cầu cậu ấy dừng lại - hoặc là giúp chúng xây lại. Cô giáo đã quyết định kế hoạch của họ thực hiện như thế nào trước khi nói chuyện với Joshua, và nhận thấy rằng vấn đề đó đã tan biến đi hoàn toàn, đến nỗi mà cô không phải nhắc thêm một lần nào nữa. Sự hiếu chiến của Joshua bắt đầu trở thành khả năng lãnh đạo; cậu bé đưa ra rất nhiều gợi ý để giải quyết các vấn đề của các bạn khác mà được nêu ra trong buổi họp lớp. Cậu bé đã học được cảm giác của quyền sở hữu thông qua những nỗ lực về tình bạn giữa những đứa trẻ, và cậu cũng đã học sử dụng sức mạnh của mình trong những cách có ích. Nhưng không có ai giống con Như chúng tôi đã đề cập, những tình bạn của trẻ là những phòng thí nghiệm cho các kỹ năng xã hội - và không phải là tất cả những thí nghiệm đều trở nên tốt. Những cái đầu gối bị xây xước, và những cảm xúc đau lòng đều đến từ phòng thí nghiệm đó. Khi bạn có thể tránh được việc đóng vai trò làm những siêu bố mẹ, siêu giáo viên và giúp trẻ học được từ những lỗi lầm, tức là bạn đang dạy trẻ cảm thấy có năng lực và có tài năng. Carla 5 tuổi. Vào một ngày khi mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng để đưa cô bé đến trường, thì cô bé chống đối. Cô bé nói là cô bé không muốn đi học, bởi vì cô bé không có bạn nào ở trường, và không ai thích cô bé cả. Những đứa trẻ mà thành công trong các mối quan hệ xã hội thường học xem một trò chơi theo quá trình, và sau đó tham gia cùng bằng việc tạo ra một vai trò cho chính mình. Ví dụ, Angela dành một vài phút để xem những người bạn cùng lớp chơi trò trong nhà, sau đó mời bánh nướng cho những bạn khác. Cô bé đã nhanh chóng hòa nhập mình vào trong trò chơi đó. Emma có ít kỹ năng hơn để làm việc này. Cô bé nhảy luôn tới một nhóm những đứa trẻ và nói, "Tớ có thể chơi không?" Cô bé thường bị nói là không, bởi vì những đứa trẻ khác không muốn bị gián đoạn trò chơi, vì phải tạo ra thêm một vai nữa cho Emma. Giúp một đứa trẻ phát triển những kỹ năng xã hội sẽ giúp cho trẻ đó tìm ra được quyền sở hữu của mình trong một nhóm bạn. Một nhu cầu nếu như không đáp ứng được có thể dẫn đến mục tiêu có hành vi cư xử sai lầm, như là mục tiêu được quan tâm quá mức, quyền lực, trả thù, và tỏ ra không xứng đáng. Những ngày hẹn đi chơi Ngày hẹn đi chơi trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay, trẻ em dường như không có nhiều anh chị em ruột, hoặc là những những người bạn hàng xóm, và việc mời một đứa trẻ đi chơi là một cách giúp trẻ hình thành nên tình bạn, và thực hành các kỹ năng xã hội. Trẻ sẽ cảm nhận được mối quan hệ thân thiết hơn khi trẻ cùng nhau chia sẻ thời gian trong những kế hoạch khác nhau. Bố mẹ của Carla có thể mời một trong số những người bạn cùng lớp của cô bé cùng đi sở thú với họ, và có thể dành thời gian một buổi chiều thứ bảy để cùng chơi ngôi nhà đồ chơi mới của Carla. Sự gần gũi được tăng lên sẽ làm thay đổi kết quả, có thêm nhiều thời gian vui chơi ý nghĩa ở trường. Khi một đứa trẻ bắt đầu có ngày đi chơi của mình, đó sẽ là một sự kiện quan trọng cho phát triển kỹ năng xã hội của trẻ. Cô bé Leyla 6 tuổi chạy vụt qua cửa thông báo rằng, "Bạn của con ở đây để rủ đi chơi!" Cô bé kích động đến mức nín thở, và bạn của cô bé, Zoya cũng thế. Họ chạy đua qua ngôi nhà, và Leyla hầu như không thể nhìn thấy Zoya ở mỗi phòng. Mẹ của Leyla, cô Fauziah quá xúc động, và cũng có một chút lo âu. Zoya là bạn cùng lớp mẫu giáo của Leyla tại trường mới. Cô Fauziah thường chỉ biết những người bạn của Leyla ở nhà thờ, ở trường cũ, hoặc là những người bạn của gia đình; và đây là lần đầu tiên Leyla tạo nên một tình bạn của chính mình. Ngày hẹn chơi của Leyla với Zoya đem lại một cảm giác vui mừng cho cả mẹ và con gái, và đó là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển xã hội của Leyla. Người ít được bạn quý mến Thỉnh thoảng, trẻ lựa chọn bạn bè là những người mà cha mẹ không thích. Đôi khi, trẻ cũng chủ động tỏ ra không thích, hay thường cãi nhau với một đứa bạn khác - hoặc là có thể bạn chưa để tâm đến cách cư xử của chính con bạn đối với một bạn chơi đặc biệt. Nếu như tình bạn của con bạn dẫn đến những hành vi gây lộn xộn khác thường hay sự hiếu chiến; thì bạn cần phải đưa ra những mong muốn rõ ràng.
Vào một buổi sáng yên bình, người mẹ ngồi xuống bên cạnh Caleb, nói cho cậu bé hiểu những cảm xúc của mình và những lo ngại của cô về sự an toàn của hai cậu bé. Sau đó, cô cũng giải thích rõ ràng về những mong muốn của cô với Caleb, và yêu cầu một cách nhẹ nhàng cậu bé nhắc lại cho cô nghe, để chắc chắn một điều là cậu bé đã hiểu. Cô đã đưa ra 3 quy định: không gọi tên bậy bạ, không chế nhạo mọi người, và không chơi trò nguy hiểm. Mẹ và Caleb đã nhất trí rằng khi nào Caleb và Derek không làm theo những quy định này, Derek sẽ phải về nhà. Derek sẽ phải ngồi đợi ở một phòng riêng, và Caleb sẽ phải vào phòng mình đợi cho đến khi mẹ của Derek đến đón cậu bé. Kế hoạch này đã được thảo luận với Derek và mẹ cậu bé, mọi người đều nhất trí với những quy định đó. Bây giờ, cả hai bà mẹ phải lập ra nhiều cách để làm theo khi cần thiết. Điều đương nhiên rằng Caleb và Derek cần phải được nhìn thấy liệu kế hoạch có phải là thật hay không. Chúng có thể chơi một lần rất ngoan hoặc thậm chí là 2 lần, nhưng cuối cùng những quy luật đó sẽ phải được kiểm tra xem là thật hay không. Cơ hội để kiểm tra thử sự chắc chắn đã tới, cái ngày Caleb tham gia cùng Derek trèo lên trên đỉnh của quầy bếp. Caleb không chịu xuống khi mẹ nhắc nhở, và còn nói lại mẹ rằng, "Mẹ là một người đầu đất vớ vẩn". Mamnon.com |