Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Kỹ năng xã hội đối với trẻ mầm non: Xác nhận và nói rõ những cảm xúc


Đối với trẻ mẫu giáo, một phần lớn của việc học những kỹ năng xã hội có liên quan đến việc học những cảm xúc. Điều này giúp cho bạn biết rằng, thường thường trẻ con đánh nhau là bởi vì chúng đang thể hiện những cảm xúc chán nản và tức giận ra ngoài. Rốt cuộc lại có quá nhiều người người bước vào trong những sự bốc đồng về cảm xúc của trẻ. Rất quan trọng để dạy trẻ biết rằng có một sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động, và làm thế nào để xác định và xử lý cảm xúc. (chương 7)

Lúc đó cậu bé Jack 3 tuổi đang ở trong cơn giận dữ. Cậu bé đánh những đứa trẻ khác ở trường, làm đổ những tòa tháp hình khối của chúng, đá sỏi trên sân trường. Vào một buổi chiều, Jack đang tức giận thì một cô bé khác chạy qua trước mặt cậu. Cậu đẩy cô bé ngã, làm cho cô bé xây xước đầu gối.

Cô Terry, giáo viên của Jack nhẹ nhàng dẫn Jack đang tức giận tránh xa những đứa trẻ khác, và đi về phía góc giá sách. Khi Jack bình tĩnh trở lại, cô Terry đưa cho cậu một quyển sách có bìa vẽ một bức tranh về một cậu bé trông buồn rầu.

Jack hỏi cô Terry, “Tại sao cậu ấy lại trông buồn như vậy hả cô?”

Cô giáo ngồi xuống nhìn bức tranh và đáp lại, “Ồ, con thử nghĩ xem tại sao cậu ấy lại buồn?”

Câu hỏi này đã gieo một hạt giống nhỏ về sự đồng cảm đầu tiên đối với Jack, mời Jack khám phá thế giới qua viễn cảnh của một người khác. Jack bắt đầu giải thích rằng cậu bé trong tranh buồn là bởi vì cô giáo mà cậu bé thích nhất đã ra đi, và cậu không còn gặp được cô giáo nữa – cho rằng chính những cảm xúc của mình là cảm xúc của cậu bé trong tranh, bởi vì sự trải nghiệm về thế giới của Jack là điểm gợi ý duy nhất. Hiểu được điều này, cô Terry đã hỏi liệu Jack có muốn được ôm, và cậu có muốn thoải mái ngồi trong lòng cô không. “Cậu bé đó chắc hẳn cảm thấy rất cô đơn và buồn lắm,” cô nói. Jack bắt đầu khóc trong vòng tay của cô giáo.

Khi những tiếng khóc nức nở đã hạ xuống thành những tiếng sụt sịt mũi. Cô Terry hỏi liệu cậu có nghĩ ra một cách nào để giúp cậu bé cảm thấy tốt trở lại. Jack nói, “Con cá là cô giáo cũng cảm thấy rất buồn. Có lẽ con đã có thể chơi một trò chơi đặc biệt với cô ấy và giúp cô ấy ăn hết đồ ăn trưa.”

Cô Terry đã viết một bức thư cho bố mẹ của Jack kể về điều gì đã xảy ra, và có đề cập đến sự buồn rầu của Jack vì sự mất đi cô giáo của cậu bé. Jack đã được giúp đỡ bằng việc đánh dấu vào cuối bức thư như là chữ ký của cậu.

Jack đã có một cơ hội đẻ khám phá những cảm xúc của mình trong sự an toàn. Cậu bé cũng đã học được một điều rằng cậu phải chịu trách nhiệm cho những hành vi cư xử sai của cậu đối với những bạn khác. Xác định và chấp nhận những cảm xúc có thể giúp trẻ học được những kỹ năng xã hội có ích.

Đánh nhau và sự gây chiến

Những đứa trẻ mẫu giáo đang đánh nhau hay giật tóc nhau rõ ràng nên được tách ra. Một bậc cha mẹ hay giáo viên có thể nói rằng: “Mẹ không cho phép con làm đau người khác”. Và có thể giúp chúng tìm ra những cách hành xử khác khi chúng cảm thấy tức giận hay chán nản. Đôi khi một vài hành vi cư xử không phù hợp hoặc làm đau người khác, mặc dù chính những cảm xúc thì không có gì sai, điều quan trọng cần phải hiểu rằng một hành vi cư xử thường chứa đựng một thông điệp ẩn, rằng một đứa trẻ đang cảm thấy thế nào. Hiểu được những thông điệp ẩn của trẻ sẽ biết được những dấu hiệu, giúp cho cha mẹ và giáo viên đáp lại đúng cách thông điệp đó.

Sẽ cần hơn một lần để dạy trẻ biết làm thế nào cùng chơi trong hòa thuận. Luôn kiên nhẫn, nêu gương, và hướng dẫn sẽ giúp trẻ học làm theo nhanh hơn; tất nhiên điều đó không biến trẻ thành những thiên thần đâu nhé! Hãy nhớ rằng việc phạm sai lầm trong quá trình học các kỹ năng xã hội luôn có thể được biến thành những cơ hội để học hỏi từ sai lầm đó.

Khi trẻ làm tổn thương người lớn

Thỉnh thoảng, sự gây hấn hay tức giận của một đứa trẻ không chỉ trực tiếp làm đau những đứa trẻ khác. Một vài đứa trẻ đã học cách đánh, đá, cắn hay giật tóc bố mẹ chúng hay giáo viên khi cuộc sống không theo ý chúng. Và thậm chí những bàn chân hay bàn tay nắm chặt nhỏ bé có thể gây hại. Những bậc cha mẹ thường không biết làm gì với một đứa bé hung hăng, và khi họ đang cố gắng thay đổi cái hành vi đó thì lại vô tình làm cho nó lớn mạnh hơn.

Câu hỏi: Tôi là mẹ của một cậu bé 3 tuổi rưỡi. Con trai tôi hay gọi tôi bằng những cái tên tồi tệ, và đánh tôi khi nó không có được thứ nó muốn. Tôi nghĩ rằng nó đã học điều này ở trường. Chúng tôi luôn luôn cố gắng sử dụng những phương pháp kỷ luật nhân văn nhất để dạy con; chúng tôi không đánh; không la mắng, không làm nhục con trong bất kỳ trường hợp nào. Chúng tôi luôn cố gắng giải thích cho con hiểu. Nhưng tôi chịu thua trong tình huống này rồi. Hãy cho tôi phương pháp tốt nhất để xử lý những hành vi như vậy.

Trả lời: Có thể là con bạn không học hành vi này ở trường. Đơn giản trường học là nơi có nhiều người hơn, và là nơi con bạn phải chia sẻ với những người lớn, và đôi khi con bạn phải trì hoãn lại những nhu cầu của mình, và ở đó con bạn đang cố gắng thiết lập quyền lãnh thổ với những trẻ khác. Và khi ở nhà con bạn có thể cố gắng gấp đôi để có được cái mình muốn, ở nơi đây trẻ muốn gây ra thêm nhiều xung đột hơn.

Có một vài phương pháp mà một bậc cha mẹ có thể làm để giúp con thay đổi hành vi hung hăng. Những phần tiếp sau đây đưa ra những gợi ý; bạn hãy chọn lựa một gợi ý phù hợp cho cả bạn và con bạn.

Khi những đứa trẻ không tôn trọng người lớn

-          Hãy cương quyết điều bạn sẽ làm

-          Hãy giữ chặt trẻ một cách yêu thương và kiên nhẫn

-          Chia sẻ những cảm xúc của bạn

-          Sử dụng thời gian tĩnh lặng

-          Hỏi những câu hỏi tò mò

-          Đưa ra những lựa chọn có giới hạn

-          Đặt vấn đề vào buổi họp gia đình/lớp

 

Cương quyết điều bạn sẽ làm

Hãy để con bạn biết rằng, mỗi lần con bạn đánh bạn hay nói năng không đúng với bạn, bạn sẽ rời khỏi phòng, cho đến khi con sẵn sàng cư xử tôn trọng bạn. Sau khi nói cho con bạn hiểu một lần, hãy làm theo mà không nói thêm lời nào. Hãy rời đi ngay lập tức.

Giữ chặt đứa trẻ một cách yêu thương và kiên nhẫn

            Nếu như bạn lo ngại con bạn sẽ ném đồ đạc, phá hỏng nhiều thứ, hay tự làm đau mình, hãy ngồi xuống và giữ trẻ thật chặt để trẻ không thể đánh hay đá, không thuyết giảng hay la mắng cho đến khi con bạn dịu đi. Đung đưa nhẹ nhàng có thể giúp trẻ bình tĩnh nhanh hơn.

Chia sẽ những cảm xúc của bạn

Hãy nói cho trẻ biết rằng, “Điều đó thật sự làm đau lòng mẹ (hoặc là làm tổn thương những cảm xúc của mẹ). Khi con sẵn sàng, một lời xin lỗi sẽ giúp mẹ cảm thấy tốt hơn.” Không yêu cầu hay ép trẻ xin lỗi. Mục đích chính của phương pháp này là đưa ra sự nêu gương về cách chia sẻ điều mà bạn cảm nhận, và nói ra điều bạn muốn. Người khác không phải lúc nào cũng cho chúng ta điều chúng ta muốn, những chúng ta đang thể hiện sự tôn trọng với chính mình bằng việc chia sẻ cảm xúc, và thực hiện điều mà người khác mong muốn mà không cần yêu cầu.

Sử dụng khoảng thời gian tĩnh lặng

Khi bạn đọc ở chương 1, tạo ra một khu vực yên tĩnh và nói rõ về nó với trẻ là một ý tưởng hay. Nơi đó có thể có những chú gấu nhồi bông, những quyển sách hay một cái đệm êm. Khi trẻ đánh hay làm đau bạn, hãy hỏi, “Đi tới khu vực yên tĩnh trong một lúc sẽ giúp con cảm thấy tốt hơn chứ?” Rất quan trọng khi dạy trẻ một điều rằng, con người cư xử tốt hơn khi họ có tâm trạng tốt hơn, và đôi khi con người cần thời gian để bình tĩnh và dịu bớt cảm xúc. Nếu như con bạn không muốn đi, bạn có thể nêu gương cho con bằng cách nói rằng, “Bây giờ mẹ cảm thấy rất buồn. Mẹ nghĩ rằng mẹ sẽ đi tới khu vực yên tĩnh cho đến khi mẹ cảm thấy đỡ hơn.”

Hỏi những câu hỏi tò mò

Những câu hỏi tò mò giúp trẻ phát hiện ra những hậu quả từ hành vi cư xử sai trái của trẻ. “Điều gì xảy ra khi con đánh mọi người và chửi mắng họ? Điều đó làm con cảm thấy thế nào? Điều đó làm cho những người khác cảm thấy thế nào? Con có thể lấy được thứ con muốn theo cách nào khác nữa?” Hãy chắc chắn rằng hỏi những câu hỏi này theo cách tốt bụng, kiên trì, và lắng nghe điều con nói với một mong muốn chân thành. Đừng biến cuộc nói chuyện này thành một bài thuyết giảng.

Đưa ra những lựa chọn có giới hạn

Thật bình tĩnh hãy nói cho con biết điều con có thể làm  bằng việc đưa ra những lựa chọn có giới hạn. Bạn có thể nói rằng, “Đánh và làm đau người khác là không tốt đâu. Con có thể dừng lại và ở đây với mẹ, hoặc là con về phòng với những cảm xúc riêng của mình. Con hãy quyết định đi.” Hãy chắc chắn là tất cả những lựa chọn bạn đưa ra là tôn trọng con và có thể chấp nhận đối với cả hai.

Hãy đặt vấn đề vào cuộc họp gia đình/lớp

Khi vấn đề đánh người khác và chửi bới được đặt trong cuộc họp gia đình/lớp, tức là nó có thể được thảo luận trong suốt cuộc họp gia đình/lớp, khi tất cả mọi người đã cảm thấy bình tĩnh. Mọi người có thể cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp (Các cuộc họp lớp/gia đình ở chương 16.)

 

Ngăn chặn hành vi bạo lực

Câu hỏi: Bạn xử lý thế nào với một đứa trẻ nghĩ rằng bạo lực là cách duy nhất để giải quyết một vấn đề?

Trả lời: Câu hỏi này gợi ý thêm một vài câu hỏi nữa: Điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của đứa trẻ này? Đứa trẻ này học hành vi bạo lực ở đâu? Xem ti vi quá nhiều chăng? Hay chơi game quá nhiều? Hay bị trừng phạt quá nhiều? Môi trường và những tấm gương xung quanh sẽ cung cấp nhiều manh mối cho bạn về hành vi của một đứa trẻ.

Một người khôn ngoan từng nói rằng, nếu như bạn muốn hiểu loại quả đó, hãy nhìn vào cái cây đó. Những đứa trẻ quả thực học những điều xung quanh, và để thay đổi hành vi hiếu chiến, tức giận thì tốt nhất là nhờ vào việc dạy dỗ kiên trì và tốt bụng, theo những cách không bạo lực, tôn trọng để giải quyết vấn đề, và người lớn làm gương thực hiện những điều tốt.

 

Hành vi phá hoại trong lớp

         

Thiết lập nhóm ở trong lớp là điều đặc biệt quan trọng giúp tạo ra những cơ hội để trẻ học các kỹ năng xã hội. Hằng ngày giáo viên thường gặp phải ảnh hưởng dây chuyền của những hành vi cư xử. Ví dụ, trong khi mọi người đang ngồi xuống tập hợp nhóm, một đứa trẻ bắt đầu tạo ra những tiếng ồn từ việc trề môi. Trong những lúc đó, toàn bộ nhóm có đứa trẻ đó bắt đầu lan truyền hành động và gây ồn ào.

Hãy ngồi yên tĩnh cho đến khi cả lớp lắng xuống. Hãy nêu gương hành vi bạn muốn. Một vài giáo viên lại tham gia vào việc gây tiếng ồn đó, thường thường điều này làm cho mọi trẻ cười nhạo – và có thể đây cũng là cách dễ dàng nhất để giúp trẻ ổn định. Khi những hành vi phá hoại trong lớp gây ra những vấn đề lặp đi lặp lại, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bọn trẻ.

Hãy dùng một cuộc họp lớp để nói rõ rằng điều đó gây ra một rắc rối cho bạn, khi trẻ cứ tiếp tục tạo ra tiếng ồn sau khi tập hợp nhóm. Hãy thảo luận về điều đang diễn ra, mời trẻ đưa ra nhận xét về điều làm trẻ chú ý, và sau đó đưa ra giải pháp xử lý. Một dấu hiệu bằng tay, tiếng xúc xắc, hay tín hiệu đèn… có thể là cách để thông báo cho trẻ biết tiếng ồn phải dừng lại.

Có thể sử dụng những buổi họp lớp để khám phá những vấn đề có thể xảy ra. Hãy hỏi trẻ, “Con sẽ làm gì nếu như ….?” Hay miêu tả một tình huống và hỏi trẻ điều gì mà trẻ nghĩ là không đúng trong tình huống đó. Kể chuyện, sử dụng bảng minh họa, và những quyển sách, là những cách khác để đưa ra những kỹ năng xã hội. Hãy giúp trẻ xác định những kỹ năng xã hội mà bạn đang dạy, và hãy dành thời gian để thảo luận về điều gì đã xảy ra và tại sao.

Sở thích xã hội

Alfred Adler đã miêu tả “sở thích xã hội” là  một mối quan tâm thực sự đối với con người, và là mong muốn chân thành để đóng góp cho xã hội. Khi trẻ bước vào cuộc sống của gia đình và trường học, chúng rất mong muốn cảm nhận thấy chúng có quyền sở hữu. Một trong những cách hiệu quả nhất để có cảm giác sở hữu là phải có một đóng góp ý nghĩa vào hạnh phúc của những người khác trong gia đình, và trong nhóm. Khi người lớn có thể giúp trẻ mẫu giáo quan tâm đến cộng đồng và tham gia vào cộng đồng, thì tất cả mọi người cùng có lợi. Trong gia đình hay ở trường, một cách tuyệt vời để động viên sở thích xã hội là cùng làm những việc vặt, hay cả gia đình cùng làm việc. Đối với những đứa trẻ nhỏ, thật sự không có sự khác nhau nào giữa chơi và làm, vì vậy người lớn có thể sử dụng những công việc hàng ngày như là những cơ hội, để dạy trẻ sở thích xã hội.

Trong khi Charlene sửa chữa những bao kẹp hămbơgơ, bé Sean rất hạnh phúc khi trải ra những lát phômai và đặt chúng vào những miếng bánh nhỏ. Khi gia đình ngồi xuống ăn tối, hãy tưởng tượng mà xem Seam cảm thấy hài lòng thế nào, khi gia đình nói rằng mùi vị của thịt băm có lẫn phô mát tuyệt vời làm sao, đó là nhờ có công của Sean.

Bé Becky 5 tuổi thường nhắc bà nhỏ thuốc nhỏ mắt vào mỗi buổi tối trong suốt kỳ đến thăm của bà. Khi bà của cô bé quay trở về nhà , Becky đã muốn gọi điện cho bà vào mỗi buổi tối để tiếp tục nhắc bà nhỏ thuốc nhỏ mắt.

Những ví dụ này thể hiện sở thích xã hội ở công việc có ích cho những người khác. Có rất nhiều những công việc đơn giản trẻ mẫu giáo có thể làm. Nó không chỉ giúp trẻ tạo nên những kỹ năng và sự hợp tác, mà còn tạo cho trẻ những cơ hội để giúp bạn thực hiện một trong số các công việc ở bảng cuối chương. Đây cũng chỉ là một số ý tưởng gợi ý ban đầu cho bạn.

Những mối quan hệ ràng buộc

Thích hay không thì tùy bạn, nhưng những mối quan hệ hình thành nên kết cấu của những cuộc đời. Chúng ta sống trong gia đình, chúng ta đi học với những bạn cùng trang lứa, và cuối cùng là chúng ta làm việc, sống chung, yêu thương, và chơi với những người khác. Hãy giúp con có những trải nghiệm tốt nhất mà cuộc sống có thể đem lại: sự gắn kết và mãn nguyện với những người bạn và gia đình. Sự bất đồng và xung đột là điều không thể tránh khỏi, nhưng trẻ có thể học hỏi để giải quyết những điều này, bằng phẩm giá và sự tôn trọng lẫn nhau. Hãy dành thời gian để dạy dỗ và khuyến khích trẻ phát triển những kỹ năng xã hội, những kỹ năng này sẽ giúp trẻ có được một cuộc sống hạnh phúc hơn, khi trẻ trưởng thành và chín chắn.

Những công việc thích hợp cho độ tuổi

 

Tuổi

Tự làm

Đồ ăn

Công việc nhà

3 tuổi

·         Tự cởi quần áo

·         Rửa tay

·         Cởi giầy

·         Dọn bàn ăn (khăn ăn và các đồ bát đĩa bằng bạc, trừ dao

·         Tự xúc ăn (với thìa)

·         Đeo khăn ăn (có giúp đỡ một chút)

·         Rót sữa ra từ bình nhỏ

·         Tự lấy hoa quả

·         Đặt khoai tây để nướng

·         Bóc chuối

·         Khuấy bột làm bánh

·         Rửa rau diếp và những rau khác

·         Cắt trứng luộc

·         (bằng máy thái mỏng)

·         Nhặt đồ chơi

·         Cho quần áo vào trong tủ đựng

·         Đào đất trong vườn

·         Hái quả mọng và những quả khác

4 tuổi

·         Lựa chọn quần áo

·         Mặc và cởi quần áo (có giúp một chút)

·         Đi giầy

 

·         Ép nước trái cây

·         Nạo pho mát

·         Phết bơ vào bánh mỳ nướng

·         Rửa sạch nấm

·         Thái chuối, dưa muối… (bằng dao dùng bơ trong bữa ăn)

·         Nhào bột

·         Đo mực nước để pha nước hoa quả

·         Rắc đường lên bánh

·         Trải phẳng khăn trải giường

·         Xếp hoa

·         Xếp báo

·         Nhét hộp vào cho tái chế

·         Dọn bàn

·         Phân loại quần áo đã giặt xong

5 tuổi

·         Giúp gói đồ ăn trưa

·         Chải tóc

·         Gội đầu

·         Buộc giầy (giúp đỡ 1 chút)

·         Bổ hoa quả, thái rau (với dao sắc có giám sát)

·         Lăn bột

·         Cùng nhau trộn bánh

·         Trải bơ và mứt lên bánh quy hay bánh mỳ

·         Giúp lên thực đơn

·         Nghiền khoai tây đã nấu chín bằng máy nghiền

·         Gấp quần áo

·         Chăm sóc vật nuôi

·         Bỏ đồ đã giặt ra ngoài (có giúp đỡ)

·         Lau cửa sổ

·         Giúp đi mua đồ thực phẩm

·         Đánh giầy

·         Rửa xe (có giúp đỡ)

 Mamnon.com