Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài: Cây xanh trong trường bé


Đề tài: CÂY XANH TRONG TRƯỜNG BÉ


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết một số loại cây xanh trong sân trường cùng với đặc điểm cấu tạo của cây xanh.
- Phân biệt được những điểm khác nhau rõ nét của 2 loại cây cùng với bộ phận chính của cây.
- Rèn kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất vận động nhanh nhẹn và khéo léo.
- Rèn tính nhạy cảm của các giác quan, tăng vốn từ, phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định
- GD ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ quan sát một số cây xanh trong sân trường trong giờ HĐNT ...
- Vẽ sẵn đường hẹp và các vòng tròn nối tiếp trên sân ( cho 2 nhóm hoạt động )
- Nhặt một số lá rụng để sẵn, 2 giỏ đựng ( rổ hay hộp giấy ... )
- Chuẩn bị một số sản phẩm bằng lá cây , đồ chơi ngồi trời ...
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1 :
- Cho trẻ hát bài "Đi chơi", cô và trẻ cùng đi dạo quanh sân trường ...
- Đến một chỗ có bóng mát thì dừng lại, chơi cùng trẻ TC Băng reo :
+ Trời nắng --- Đội nón ( hai tay vòng lên đầu )
+ Trời mưa --- Che dù ( ngửa lòng bàn tay lên )
+ Mưa nhỏ --- Tí tách, tí tách ( vỗ ngón tay ... )
+ Mưa to --- Lộp bộp, lộp bộp ( vỗ bàn tay ... )
+ Sấm chớp --- Aàm ầm ... Mau chạy về nhà thôi ...
- Dẫn trẻ chạy đến đứng dưới bóng cây , trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn đang đứng ở đâu đây?
+ Các bạn cảm thấy thế nào khi đứng dưới bóng mát của cây?
+ Các bạn nhìn thấy cây sa - kê như thế nào?
( chỉ cho trẻ gọi tên các bộ phận của cây: rễ, thân , cành, lá , hoa, quả ... )
+ Vì sao đứng dưới cây sa - kê lại mát như vậy? ( cành to, tán lá rộng che nắng ... )
+ Ở sân trường mình còn cây nào to như vậy không?
- Cho trẻ so sánh cây sa - kê và cây dừa kiểng:
+ Cây nào cao hơn? ... Cây nào thấp hơn?
+ Cây dừa kiểng có gì đặc biệt ?
( gợi cho trẻ phát hiện ra cây không có cành, lá mọc từ thân ... )
+ Trồng cây dừa kiểng để làm gì vậy? ( làm cảnh ... )
- Cho trẻ gọi tên một số cây xanh khác trong sân trường ...
* Hoạt động 2 :
- Cho trẻ di chuyển theo vòng tròn , nhanh rồi chậm dần theo hiệu lệnh của cô ...
- Dừng lại với TC " Gieo hạt " :
+ Gieo hạt : 2 tay vẫy nhẹ phía trước ( 1 hạt ... 2 hạt ... 3 hạt ... nhiều hạt ... )
+ Nảy mầm : ngồi xổm, đứng lên ( 1 cây .. 2 cây ... 3 cây ... nhiều cây ... )
+ Cây ra lá : 2 tay đưa lên cao khỏi đầu ( 1 lá ... 2 lá ... nhiều lá ... )
+ Gió thổi ... Lá đung đưa ... Lá rụng ...
- Giới thiệu TC "Nhặt lá rụng" với con đường hẹp và các vòng tròn trước mặt ...
- Giải thích cách chơi : đi trong đường hẹp, bật qua các vòng tròn, chạy đến nhặt lá rụng bỏ vào giỏ
- Gọi trẻ lên thực hiện các vận động, nhắc lại phần kỹ năng chính ..
- Tổ chức cho trẻ chơi theo hình thức thi đua: chia trẻ thành 2 nhóm , xem nhóm nào thực hiện đúnglần lượt các yêu cầu vận động và nhặt được nhiều lá rụng bỏ vào giỏ là thắng cuộc ...
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ vẽ hình cây xanh trên nền sân : cô gợi ý cho trẻ vẽ các bộ phận chính của cây ...
+ cây bóng mát phải có thân to, tán lá rộng và nhiều lá trên cây
+ cây dừa với thân dài và lá mọc từ thân ...
- Khuyến khích trẻ sáng theo tưởng tượng và cảm xúc của trẻ ...
- Mở hướng cho trẻ chơi với lá cây rụng: cắt lá chơi bán hàng, trải lá làm thảm , tạo sản phẩm bằnglá cây ( xếp lá, xâu lá làm mũ, vòng ... )