Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài : Bé tập vẽ đàn gà


Đề tài : BÉ TẬP VẼ ĐÀN GÀ

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 Biết thể hiện một số chi tiết quan trọng khi vẽ con gà: đầu, mình, chân..
 Biết thể hiện chi tiết trong khác nhau khi vẽ các con gà khác nhau: gà mái lông đuôi ngắn, cổ ngắn, có mào nhỏ; gà trống lông đuôi dài có nhiều màu sắc sặc sỡ, có mào to và đỏ, chân có cựa...
2. Kỹ năng tạo hình:
 Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản và các hình hình học để tạo hình đàn gà.
 Thể hiện một số tư thế khác nhau của gà: gà đang ăn mồi, đang gáy, đang chạy...
 Tô màu theo ý thích và không tô lan ra ngồi.
3. Phát triển:
 Biết thể hiện chủ đề của bức tranh.
4. Giáo dục:
 Thói quen và nề nếp họctập.
 Yêu quí sản phẩm của mình của bạn.
 Cảm nhận được nét đẹp của tranh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên:
 Một số tranh vẽ con gà trong nhiều tư thế khác nhau.
 Tranh gà thật trên vi tính.
 Máy casstte - đĩa nhạc cổ điển.
2. Đồ dùng cho trẻ:
 Bút chì màu sáp; màu dầu
 Giấy vẽ A4.
 Bảng lót tranh...
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:
Làm mẫu.
Luyện tập thực hành
IV. HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP:
 Câu đố: về con gà
 Môi trường xung quanh: một số đặc điểm của con gà..

V. TIẾN TRÌNH:

1. HOẠT ĐỘNG 1 - Tạo tình huống.

 Đọc câu đố về con gà:
"Con gì từ sáng tinh mơ ?
Gọi người thức dậy, gáy vang khắp trời."
 Các bạn đã đốn rất chính xác.
 Cho trẻ xem tranh trên vi tính.

2. HOẠT ĐỘNG 2 - Đàm thoại, hướng dẫn quan sát mẫu.

 Các bức tranh này vẽ hình con gì ?
 Các con biết gì về những con gà?

 Con gà gồm có những bộ phận nào?

 Làm thế nào để mình phân biệt: gà trống, gà mái hay gà con?
 Cho trẻ xem tranh mẫu cô vẽ.
 Bức tranh này vẽ đề tài gì?
 Tại sao con biết tranh này vẽ con gà con? (Tương tự với bức tranh thứ 2.)
 Làm sao phân biệt con gà trống, gà mái khi vẽ?
(gà mái khác gà trống không có bộ lông đuôi sặc sỡ và không có cựa).
 Theo con, con gà trống (gà mái, gà con) được vẽ bằng những hình gì ?

3. HOẠT ĐỘNG 3 - trẻ thực hiện

 Trò chơi:
"Một ngón tay nhúc nhích"
 Mở nhạc nhẹ cho trẻ nghe khi trẻ vẽ.

 Trẻ thực hiện:
 Cờ cho trẻ về bàn và thực hiện sản phẩm theo ý của trẻ.
 Cô quan sát trẻ thực hiện.
 Gợi ý giúp trẻ thể hiện nội dung của bức tranh.

4. HOẠT ĐỘNG 4 - Nhận xét tranh trẻ

 Cho trẻ làm xong treo sản phẩm của mình.
 Cho trẻ tự nhận xét về tranh của mình của bạn.
 Cô nhắc trẻ về bố cục, gợi ý cách tô màu hoặc chi tiết trẻ cần thêm trong tranh.
 Khen trẻ.
 Kết thúc hoạt động.