Trẻ con thường rất thích được cha mẹ chú ý, nhưng nếu bạn không chú ý đến trẻ một cách tích cực, trẻ sẽ khiến bạn chú ý bằng cách tiêu cực.
Sự chú ý tiêu cực của bạn sẽ làm gia tăng hành vi tiêu cực của trẻ và góp phần làm cho quan hệ giữa bạn và con trẻ có nhiều động lực đổ lỗi, giận dữ, hối hận .. hơn
Trẻ con thường làm giỏi hơn những lĩnh vực mà chúng nhận được lời khen và tình cảm tích cực. Lời khen thường là nguồn củng cố tích cực đối với hầu hết trẻ em. Tuy nhiên, trẻ cũng có những cách khác nhau để đáp lại lời khen đó, ví dụ, có trẻ tỏ ra dấm dẳng hoặc lúng túng, hoặc không chấp nhận lời khen. Do đó, bạn cũng cần phải chú ý.
Sau đây là một vài nguyên tắc đơn giản bạn có thể áp dụng
1. Khẳng định và khen cụ thể
Nghĩa là dùng những từ mô tả cụ thể.
Ví dụ : Bé 5 tuổi học viết chữ B. Thay vì khen "Chữ viết của con đẹp nhất thế giới", bạn hãy nói "con đã viết phần lưng của chữ B thẳng và đúng kích cỡ".
Khi nhận được lời khen, trẻ sẽ nỗ lực nhiều hơn. (Ảnh minh họa).
2. Khen cụ thể và bổ sung một đức tính tốt
Khi bạn khen và nêu lên được một đức tính tốt của trẻ, trẻ sẽ nhớ. Khi trẻ hiểu biết về bản thân mình và nhìn nhận những đức tính tốt này, nó sẽ giúp gia tăng sự đánh giá bản thân cao ở trẻ.
Ví dụ : Mẹ thích cách con giúp em. Con đã tạo ra niềm vui.
3. Lời khen phải thật
Lời khen phải thật. Cách khen thì phải tùy độ tuổi. Bé sơ sinh thì có thể khen bằng cách kêu gù gù. Bé gái từ 2-4 tuổi thì thích cách khen vồn vã. Con trai có xu hướng thích khen thẳng thắn, không hoa mỹ, nhất là bé trai trên 8 tuổi.
4. Khen sao để luôn để lại cảm xúc tích cực trong lòng trẻ
Phải đảm bảo lời khen, sự khẳng định, sự khích lệ của bạn phải đạt được mục đích này, nghĩa là không kết thúc lời khen bằng "sự phá hỏng"
Ví dụ : Hôm nay con làm bài giỏi lắm, phải chi ngày nào con cũng được như vậy thì đỡ biết mấy ! Ngày nào con cũng lười biếng !
Lời khen bắt đầu rất hay, nhưng lại thêm những lời phê bình, đã biến lời khen thành tiêu cực và những cảm xúc tích cực bị phá hỏng.
5. Một khi hành vi tốt hình thành, khen ngay !
Khi trẻ có 1 hành vi tích cực mới, bạn lập tức khen ngay. Sau đó, khi hành vi đó trở thành thói quen thì có thể giảm lời khen và sự khích lệ đi. Nhưng thỉnh thoảng cũng phải thể hiện cho thấy bạn vẫn nhớ đến những cố gắng liên tục của trẻ
Ví dụ : Con rất ngoan vì lúc nào đi ra ngoài con cũng nhớ xin phép bố mẹ.
Theo Eva.vn