Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trẻ trên một tuổi có thể nhận thấy sự bất công


Theo một nghiên cứu mới nhất của một nhóm chuyên gia thì khả năng cảm nhận sự công bằng và lòng vị tha xuất hiện ở trẻ từ khi chúng bắt đầu bước sang độ tuổi 15 tháng tuổi.


Một nhóm sinh chuyên gia của Đại học Washington - Mỹ vừa thực hiện một thí nghiệm đối với trẻ em để chứng minh rằng thực tế những đứa trẻ có cảm nhận về lòng vị tha và sự bất công khi được 15 tháng tuổi, sớm hơn rất nhiều so với quan niệm của người lớn chúng ta là trẻ chỉ cảm nhận được lòng vị tha và sự công bằng khi trẻ từ 2 đến 6 tuổi.

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng trẻ em có lòng vị tha (biểu hiện bằng hành động chia sẻ vật chất) từ khi hai tuổi và cảm nhận sự công bằng từ lúc 6 hoặc 7 tuổi. Nhưng một nhóm chuyên gia của Đại học Washington tại Mỹ phán đoán lòng vị tha và khả năng cảm nhận công bằng xuất hiện ở con người sớm hơn nhiều. Họ tuyển 47 em bé 15 tháng tuổi để thực hiện hai thử nghiệm.


Theo thông tin từ Telegraph cho biết, trong số 47 em bé ở độ tuổi 15 tháng tuổi tham gia thử nghiệm lần đầu tiên. Ở thử nghiệm này những đứa trẻ này sẽ được xem hai đoạn phim. Đoạn phim đầu tiên mô tả về việc chia thức ăn theo tỷ lệ không bằng nhau cho hai người. Đoạn phim thứ 2 những đứa trẻ sẽ được xem những hình ảnh hai người được chia lượng thức ăn như nhau. Khi những đứa trẻ đang xem những đoạn hình ảnh trên thì nhóm nghiên cứu đã ghi lại toàn bộ phản ứng của chúng đối với hai đoạn phim đó.

 

Và kết quả là đa số những đứa trẻ đều chăm chú theo dõi đoạn phim có cảnh hai người được phân chia lượng thức ăn không đều nhau. Theo nhận định của nhóm nghiên cứu thì trẻ thường chỉ chú ý đến những vấn đề khiến chúng cảm thấy thú vị (ngạc nhiên). Do đó nhóm nghiên cứu kết luận rằng những đứa trẻ chăm chú theo dõi đoạn phim có sự phân chia lượng thức ăn không đều vì thực chất chúng cảm nhận thấy sự không công bằng - không đồng đều trong cách chia thức ăn.

 

Còn đối với những đứa trẻ theo dõi hai đoạn phim mà tập trung sự chú ý vào đoạn phim mà hai người được chia lượng thức ăn đều nhau, các chuyên gia cho rằng những đứa trẻ đó chưa có khả năng nhận ra sự bất công ở hành đông đó.


Các chuyên gia tiến hành thử nghiệm thứ hai, họ đưa cho mỗi đứa trẻ hai món đồ chơi. Sau đó các một trong số những chuyên gia tới từng đứa trẻ và xin lại một trong hai món đồ chơi đó. Kết quả thu được là có 2/3 trong số 47 đứa trẻ đã đưa đồ chơi cho vị chuyên gia đó.


Tổng hợp giữa hai nghiên cứu trên và mang so sánh giữa hai đoạn video ghi lại hoạt động của những đứa trẻ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng 92% những đứa trẻ đưa đồ chơi cho nhà nghiên cứu cũng là những đứa trẻ tập trung lâu hơn để xem đoạn phim phân chia thức ăn không đều nhau và những đứa trẻ không đưa đồ chơi lại cho chuyên gia là những đứa trẻ tập trung sự chú ý vào đoạn phim chia thức ăn bằng nhau.


Ông Jessica Sommerville, trưởng nhóm nghiên cứu trên đã cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đã cho mọi người thấy rõ khái niệm công bằng và lòng vị tha xuất hiện trong tâm trí của con người từ rất sớm. Đối với những đứa trẻ chúng cũng có sự kỳ vọng phải công bằng trong việc phát thức ăn và chúng tỏ thái độ lạ lẫm khi trông thấy người này được nhận đồ ăn nhiều hơn người kia".


Theo Telegraph