Con yêu của bạn sợ chó? sợ bóng tối? sợ bác sĩ? Trẻ nhỏ thường có chín nỗi sợ phổ biến nhất, dù con yêu của bạn rơi vào trường hợp nào thì bạn cũng đều có thể chấm dứt nỗi sợ của bé bằng những lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi.
7. Sợ sấm
Một tiếng động lớn bất thình lình thì ai mà chả (ít nhất là) giật mình cơ chứ. Khi con trẻ lớn dần lên và tiếp cận nhiều hơn với tin tức, các chương trình truyền hình, phim ảnh, chúng bắt đầu hiểu rằng có những thứ đáng sợ có thật như bão, lốc - và đi theo đó thường là sấm và sét. Biết được những thiệt hại mà những thứ đáng sợ kia có thể gây ra khiến bé càng lo lắng hơn khi trời mưa bão.
Mẹ giúp thế nào? Đầu tiên, hãy ghi nhận cảm xúc của chính mình. Trong bộ phim The sound of music có một cảnh rất hay, khi trong lúc trời mưa bão sấm chớp, đám trẻ ùa chạy sang phòng của cô Maria, trong đó có cả cô bé Liesl 16 tuổi - chứng tỏ nỗi sợ này không có tuổi. Tuy nhiên dù bản thân bạn có cảm thấy bồn chồn, cũng hãy cố "coi nhẹ" nó. Bạn có thể nói rằng, "Tiếng sấm to thật đấy, làm cả mẹ cũng giật mình! Nhưng khi hết mưa bão thì sẽ hết sấm chớp thôi, hãy ở bên nhau cho đến lúc đó nhé." Bạn có thể khiến khoảng thời gian bão bùng này trở nên một dịp để cả nhà quây quần vui vẻ bên nhau.
8. Sợ ác mộng
Bé sợ ngủ một mình vì thỉnh thoảng lại gặp ác mộng!
Mẹ giúp thế nào? "Những cơn ác mộng và giấc mơ không đẹp cho lắm thể hiện cuộc ‘đấu tranh' phân biệt giữa thực tế và giả vờ của trẻ mới biết đi," Tiến sĩ Ayelet Talmi nói. "Trẻ mới tập đi có thể không diễn đạt được thành lời rằng bé vừa gặp ác mộng, nhưng sẽ thể hiện sự khổ sở của mình thông qua những hành vi bao gồm thường xuyên tỉnh giấc, la hét, khóc lóc, kể những câu chuyện rời rạc về những điều mà bé thấy, hoặc nói rằng bé sợ đi ngủ." Hãy vỗ về con sau khi bé gặp ác mộng, đưa cho con chăn ghiền hay con thú bông yêu thích, trấn an con rằng bạn sẽ luôn có mặt để giúp bé.
Lưu ý: Nếu con bạn có những cơn ác mộng dữ dội và dai dẳng, hãy trao đổi nghiêm túc với bác sĩ.
9. Sợ... chia xa
Bé có thể sẽ nghĩ: "Sao mẹ bỏ mình lại? Nếu mẹ không quay lại thì sao?"
Mẹ giúp thế nào? Chuyện trẻ con lo lắng hoặc sợ hãi khi người chăm sóc chính cho bé rời khỏi là điều hoàn toàn bình thường. Giải pháp cho việc này không phải là lẳng lặng tìm đường lẻn đi. Theo tiến sĩ Ayelet Talmi, "Bạn hãy luôn gửi con lại cho một người chăm sóc quen thuộc và đáng tin cậy, có một quy trình tạm biệt ngắn gọn và lặp lại mỗi lần bạn rời đi." Một quy trình tạm biệt thế nào tùy thuộc vào tính cách và thói quen của gia đình, nhưng nhất thiết phải có lời chào tạm biệt và lời trấn an rằng Mẹ sẽ luôn quay lại. Và một khi bạn đã rời đi, hãy cố gắng đừng quay lại nhòm ngó vì có thể làm gián đoạn quá trình chuyển tiếp của con.
Tốt hơn nữa, trước khi rời đi, bạn hãy giúp con tham gia vào một hoạt động nào đó.
Hãy nhớ những mẹo này để giúp con học cách tự kiểm soát nỗi sợ của bản thân:
- Giải thích với con điều gì là thật, thứ gì không có thật, và những điều có thể đáng sợ (như sấm chớp, bóng tối...)
- Nhẹ nhàng cho con tiếp xúc với thứ có thể làm con sợ. Huấn luyện và làm mẫu cho con cách giữ bình tĩnh.
- Hãy thành thật. Nếu bạn biết điều gì đó đáng sợ sắp diễn ra hoặc thứ gì đó có thể làm con đau, hãy nói thật cho con biết. Bé sẽ học cách đương đầu với những nỗi sợ sắp đến bằng cách tin tưởng và làm theo bạn.
- "Quản lý" được những nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân, không để lộ ra với con. Để phát triển sự tự tin và cảm giác an toàn, trẻ nhỏ cần biết được rằng người chăm sóc chúng có thể giữ bình tĩnh.
- Đọc sách và kể những câu chuyện về những đứa trẻ khác cũng sợ những điều tương tự nhưng đã vượt qua được. Trẻ nhỏ thích nghe chuyện về các bạn vượt qua nghịch cảnh và có thể sẽ cạnh tranh với những nhân vật mạnh mẽ kia.
Nguồn: Webtretho (lược dịch)