Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

5 nguyên nhân ‘tè dầm’


1. Di truyền là một trong số các nguyên nhân gây đái dầm ở bé.

Đái dầm thường gặp ở những bé có cha mẹ cũng mắc phải chuyện này trong thời thơ ấu của họ. Nếu cha mẹ không "tè dầm" khi còn nhỏ thì khả năng con cái họ cũng không phải đối diện với phiền toái này. Tuy nhiên, kết luận này không đúng cho 100% các trường hợp.

Những nguyên nhân gây đái dầm khác:

 

2. Phát triển bị trì hoãn

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của đái dầm nằm ở hệ thần kinh. Do chậm trễ trong quá trình phát triển, bé có thể tiếp tục "làm ướt giường" trong một thời gian dài. Tốc độ phát triển chậm gây cản trở khả năng kiểm soát của bàng quang, dẫn tới "tè dầm".

Các vấn đề chậm phát triển nghiêm trọng ở bé có thể làm triệu chứng nặng thêm. Các bé khuyết tật và bệnh thâm thần có tỷ lệ đái dầm cao hơn hẳn so với những bé bình thường, theo một nghiên cứu khoa học.


3. Tâm lý căng thẳng

Nhiều bé có thể chất khỏe mạnh đái dầm là do áp lực tâm lý. Các rối loạn tinh thần như sợ hãi, bị bắt nạt, sau cái chết của một người thân, do thay đổi chỗ ở thường xuyên, cha mẹ ly thân hoặc ly hôn... có thể làm một số bé tái phát đái dầm dù đã thoát khỏi nó từ lâu.

4. Ngủ sâu

Giấc ngủ sâu ở bé là một lý do khác dẫn tới đái dầm. Khi bé lớn lên, giấc ngủ cũng trở nên bớt sâu hơn, khiến bé kiểm soát tốt cơ thể mình và dần dần loại bỏ được chứng đái dầm.

5. Bất thường bàng quang

Bàng quang nhỏ không giữ được nước tiểu trong thời gian dài, gây đái dầm. Bất thường ở các van niệu đạo cũng có thể gây đái dầm.

Theo Mevabe