Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài : Khúc hát mùa xuân


Đề tài : KHÚC HÁT MÙA XUÂN

- Hoạt động có chủ đích: Vận động theo nhạc: "Khúc hát mùa xuân"
- Nội dung kết hợp: + Trò chơi âm nhạc:
+ Làm quen chữ viết: Hát theo âm chữ cái s, x

I. Mục đích yêu cầu:
1) Vận động âm nhạc:
- Trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm với bài hát
- Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các cách vỗ khác nhau trong một bài hát (vỗ lên vai, vỗ lên đầu, vỗ lên đùi...)
- Vận động theo tiết tấu chậm với nhiều tư thế khác nhau (dậm chân, lắc eo, lắc cổ tay...)
- Khuyến khích trẻ sử dụng khuôn mặt mình để thể hiện vận động theo nhạc (chớp mắt, lắc đầu, nhấp môi...)
- Biết thể hiện một số hành động múa phù hợp với giai điệu bài hát
- Vỗ đều, chính xác
2) Trò chơi âm nhạc:
- Trẻ nắm rõ luật chơi, biết hát theo giai điệu bài hát bằng các âm chữ cái
3) Giáo dục:
- Một số nề nếp học tập: biết đưa tay phát biểu, phụ giúp cô cất dọn đồ dùng

II. Chuẩn bị:
1) Cho cô:
- Đàn, máy cassette
- Thẻ chữ cái s, x
2) Cho trẻ:
- Nhạc cụ: phách tre, gáo dừa, xúc xắc, bộ gõ, nhạc cụ tự tạo
- Khăn voan, quạt, nơ...

III. Hướng dẫn hoạt động:
1) Hoạt động 1:
- Trò chơi ổn định: "Các mùa trong năm"
- Cho trẻ xem tranh 4 mùa trong năm, yêu cầu trẻ xác định từng mùa và những dấu hiệu đặc trưng của mùa đó
- Cô dẫn dắt: "Có một bài hát nói về mùa xuân, bạn nào có thể nhớ tên bài hát đó?"
2) Hoạt động 2:
- Cô mở nhạc, trẻ hát lại bài hát một lần
- Trò chơi: "Hát theo chữ cái". Cô nói: "Khi cô đưa chữ cái nào lên, các con hát to theo chữ cái đó. Khi cô đưa chữ cái nào xuống thấp, các con hát nhỏ. Khi cô đưa trước mặt thì hát vừa. Khi cô không đưa chữ cái nào thì hát theo lời của bài hát."
- Cho cả lớp chơi 1 - 2 lần
- Cô hỏi trẻ về giai điệu, nhịp điệu của bài hát: "Khi con hát bài hát này con cảm thấy như thế nào?" (nhạc vui hay buồn, nhanh hay chậm...)
- Cô hỏi: "Với tiết tấu như vậy thì mình nên kết hợp với vận động gì cho phù hợp?" (cho trẻ tự nêu ý tưởng)
- Cô mời 1 - 2 trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm, sau đó cô gợi ý cả lớp nhận xét xem bạn thực hiện như thế nào
- Cho cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Cô gợi ý: "Ngồi cách vỗ tay ra các con còn nghĩ ra kiểu vận động nào khác không?"
- Gợi ý cho trẻ vỗ lên các bộ phận cơ thể để vận dộng theo tiết tấu chậm
- Gợi ý cho trẻ thể hiện tiết tấu chậm trên nét mặt
- Cho trẻ gõ theo nhạc cụ do trẻ tự chọn
- Mỗi trẻ chọn một vật dụng cầm tay (khăn, nơ, quạt...) và thể hiện những động tác múa phù hợp với giai điệu bài hát
3) Hoạt động 3:
- Trò chơi âm nhạc: "Lắng nghe tìm đồ vật"
- Cho trẻ ngồi thành hình vòng tròn
- Chọn một trẻ đi ra bên ngồi lớp
- Cô dấu đồ vật vào 3 trẻ, mỗi trẻ cách nhau một khoảng cách nhất định.
- Cả lớp hát, trẻ được chọn từ ngồi đi vào, đi men theo các bạn ngồi vòng tròn
- Nếu trẻ đi càng gần đến đồ vật cất dấu thì cả lớp càng hát to dần lên, nếu đi càng xa đồ vật thì cả lớp hát càng nhỏ dần.
- Trẻ sẽ lắng nghe tiếng hát để chỉ vào chỗ dấu đồ vật
- Cho trẻ chơi 3 lần

HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc âm nhạc: Trẻ chơi biểu diễn văn nghệ theo các vận động với bài "Khúc hát mùa xuân"
- Góc tạo hình: Trẻ vẽ tranh theo nội dung bài hát
- Làm đồ dùng, nhạc cụ từ nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn (hộp, chai, lọ...)