Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nguyên tắc chăm sóc trẻ khiếm thị


Trẻ Khiếm thính hay mù hiện nay được gọi là trẻ có khó khăn về thị giác, là một khuyết tật nặng, gây ra ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và hội nhập của trẻ...

Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Trẻ khiếm thị thường không hiểu rằng mọi người thường làm những điều giống nhau. Ví dụ: một trẻ nhỏ xem mẹ chải tóc trẻ bắt đầu nhận ra mình giống mẹ, bởi vì mình cũng chải tóc. Để giúp trẻ khiếm thị hiểu được những khái niệm này, việc chia sẻ những hoạt động hàng ngày là điều quan trọng. Bạn và trẻ có thể luân phiên chải đầu cho nhau. Các việc làm như vậy có thể được lặp đi lặp lại trong nhiều hoạt động như ăn uống, mặc quần áo, mang giày...Dạy cho trẻ biết những gì bạn đang làm và để trẻ làm theo sẽ trở thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ.

Hãy luôn luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi tay của chúng. nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của bé, điều đó có nghĩa là chúng ta không cho trẻ "nhìn" thế giới xung quanh. Vì thế muốn cho trẻ xem một cái gì hay hướng dẫn cho trẻ làm thế nào thực hiện công việc nào đó, điều quan trọng là hãy mời gọi trẻ và cẩn thận cho trẻ cùng làm những gì mà bạn đang làm.

Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều có những lựa chọn như chúng ta sẽ mặc cái gì...Trẻ thường không được phép đưa ra những lựa chọn. Trẻ được "yêu cầu" phải làm gì. Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và khả năng giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ mong muốn bắt chuyện và có những giao tiếp với người khác.

Dành nhiều thời gian trò chuyện. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị. Tương tự, chúng ta cũng khuyến khích trẻ khiếm thị tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp- bạn lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.

Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Học có thể làm niềm vui. Điều này tuỳ thuộc vào nhận thức của chúng ta về trẻ. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến những khuyết tật của trẻ và làm thế nào phục hồi các khuyết tật đó, thì chúng ta và trẻ mất đi những cơ hội vui vẻ. Ngược lại, nếu bạn nghĩ đó là một đứa trẻ và là một người nhận thức thế giới xung quanh theo một cách khác, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú trong việc giúp trẻ chơi và học.

Theo tamlytreem.com