Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Một số nguy hiểm khi trẻ thiếu hụt vitamin


Cũng giống như người lớn, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin là rất cần thiết với trẻ. Cơ thể trẻ thiếu bất kì loại vitamin nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tật.


Thiếu vitamin ở trẻ nhở có thể gây ra những căn bệnh sau:

Thiếu vitamin A
Thiếu vitamin A có thể gây ra bệnh khô giác mạc, nhuyễn giác mạc, khô da. Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng... Tổn thương đặc trưng thường thấy ở mắt, từ nhẹ đến nặng gồm: quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot, khô giác mạc, loét nhuyễn dưới 1/3 diện tích giác mạc, loét nhuyễn trên 1/3 diện tích giác mạc, sẹo giác mạc, khô đáy mắt.


Quáng gà là triệu chứng sớm nhất của bệnh thiếu vitamin A, với biểu hiện: trẻ hay bị vấp ngã, đi quờ quạng khi chiều tối.


Thiếu vitamin B
Sự thiếu hụt vitamin D có thể gây ra bệnh tiêu chảy, khàn giọng, mất tập trung. Thiếu vitamin B2 có thể gây viêm da, thiếu vitamin B6 gây chuột rút, thiếu vitamin B12 gây thiếu máu.


Để ngăn ngừa sự thiếu vitamin B cần bổ sung bằng cách tăng cường cho trẻ ăn rau tươi, trứng, thịt, các loại ngũ cốc thô...


Thiếu vitamin C
Thiếu vitamin C có thể gây bệnh sưng lợi, chảy máu, tay và chân bị sưng khớp, đau và tê liệt. Để ngăn chặn những căn bệnh trên nên cho trẻ ăn nhiều rau và trái cây.


Thiếu vitamin D

Bệnh còi xương là biểu hiện rõ nhất của việc thiếu vitamin D. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn có thể dẫn đến những căn bệnh như khó chịu như đổ mồ hôi, giật mình và hay quấy khóc. Trẻ trong độ tuổi biết đi, chạy thì có biểu hiện như mọc răng chậm


Phương pháp điều trị

Bên cạnh việc bổ sung cho trẻ những loại vitamin bị thiếu hụt, người lớn nên tăng cường các hoạt động ngoài trời cho trẻ. Bé sau khi sinh từ 1 đến 2 tháng nên được đưa ra ngoài trời nhiều hơn để tiếp xúc với ánh mặt trời giúp sản xuất vitamin D3 nội sinh.


Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Vào mùa hè có thể tắm nắng vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều. Vào mùa đông thì nên mở cửa sổ trong phòng.


Ngoài ra, nên chú ý đến việc giữ khô cơ thể và da đầu cho trẻ. Duy trì một chế độ ăn hợp lý, khuyến khích cho con bú.


Trẻ đến tháng thứ 7 có thể bổ sung lòng đỏ trứng và thịt băm nhuyễn vào thực nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, người lớn cần chú ý đến việc bổ sung thêm trái cây tươi và rau vào thực đơn của trẻ.


Ngăn ngừa nhiễm trùng. Trẻ em còn nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm trùng hô hấp dẫn đến viêm phổi và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Chính vì vậy, vào mùa thu, trẻ cần giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm.


Để ngăn chặn sự gia tăng của hiện tượng biến dạng xương do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo trẻ sinh non nên hạn chế đi bộ để tránh dị tật xương. Khi bế trẻ, cha mẹ nên bế bằng cả hai tay để cân bằng trọng lượng cơ thể và tránh làm tổn thương xương của trẻ.


Theo afamily