Vui trung thu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Vận động minh họa nhịp nhàng với bài hát "Rước đèn dưới trăng"
- Rèn kỹ năng tạo hình cơ bản: nặn, cắt xé dán trang trí ...
- Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động, khéo léo và thẩm mỹ hoạt động
trong tạo hình
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn .
II. CHUẨN BỊ :
- Các động tác múa minh họa bài hát "Rước đèn dưới trăng"
- Đàn, đĩa nhạc, một số lồng đèn cho trẻ trang trí ...
- Một số NVL tạo hình cho trẻ: đất nặn, giấy thủ công, hồ dán, kéo ...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1:
- Cô mở một đoạn nhạc cho trẻ đốn tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác ...
- Mở nhạc đệm cho trẻ cùng hát chung 1 lần
- Cô múa minh họa cho trẻ xem, khuyến khích trẻ múa theo cô, nếu động tác nào chưa chính xác
thì dừng lại sửa sai ...
- Có thể phân tích các động tác múa một lần:
. Câu 1: động tác đánh trống, chân bước chếch sang mỗi bên, vỗ mỗi bên 3 cái
. Câu 2: bạn nữ cuộn tay đều lần lượt từng bên
bạn nam hai tay chống hông, nhảy lò cò từng chân
. Câu 3: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người qua 2 bên
. Câu 4: 2 tay đưa từ dưới lên vòng trên đầu, bàn tay ngửa, nhún nhẹ và nghiêng sang một
bên ngay chữ cuối của bài hát
- Tổ chức cho trẻ luyện tập theo hình thức múa đôi ( 1 hàng nam, l hàng nữ đứng đối diện )
* Hoạt động 2:
- Cô trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, về những điểm đặc trưng của Tết
Trung thu:
+ Lồng đèn: hình dạng, màu sắc, kiểu dáng ...
+ Bánh Trung thu: hình dạng, màu sắc, mùi vị, các loại bánh ...
+ Múa lân: hình ảnh đầu lân, mình lân , " Ông Địa"
- Chia nhóm trẻ chuẩn bị cho ngày lễ hội:
+ Trang trí lồng đèn
+ Nặn bánh trung thu
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện, nhắc lại kỹ năng cơ bản ...
* Hoạt động 3:
- Chọn nhóm trẻ để tập múa lân ...
- Các nhóm còn lại tập biểu diễn văn nghệ ...