Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Phải làm gì với những hành vi bùng nổ ?


Hành vi bùng nổ hay là giải tỏa năng lượng?

Khi một phụ huynh tả con mình là "bùng nổ" tức là có đâm sầm, cắn, cào, cấu, giật tóc, kéo tóc, nhổ vào mặt, tát, cấu, đá, có thể là trẻ tự cắn tay mình, đập đầu vào tường hoặc các hành vi tự làm tổn thương.

Theo quan điểm trường phái Son Rise, trẻ tấn công chúng ta không phải là không có lý do. Trường phái này không dùng từ "bùng nổ" hay "hung hãn" mà cho là " năng lượng" để mô tả chính xác hơn về hành vi của trẻ tự kỷ.

Có hai lý do phổ biến nhất lý giải tại sao con bạn có quá nhiều năng lương. Khi hiểu được nguyên nhân rồi bạn sẽ có biết cách xử lý hữu hiệu nhất để giảm thiểu năng lượng dư thừa của con, bạn sẽ thay đổi cách suy nghĩ và có niềm tin để giúp bạn tự tin xử lý hành vi của con.

Năng lượng dư thừa không xảy ra bất chợt, không phải là không lường trước được

Tin vui cho bạn là tất cả những gì bạn cần làm là theo dõi con bạn và hiểu rõ và nhận thực rõ những gì BẠN làm.

NGUYÊN NHÂN SỐ 1 - CÁC VẤN ĐỀ VỀ CẢM GIÁC

Chúng ta biết rằng hệ thống cảm giác của các con rất có vấn đề. Chúng có thể có năng lượng tích lũy bên trong mà chúng không biết làm thế nào để giải tỏa được năng lượng. Khi chúng ta có năng lượng dư thừa trong cơ thể, chúng ta tập thể dục để giải tỏa còn những đứa trẻ tự kỷ thì dường như không hiểu được điều gì đăng xảy ra trong cơ thể chúng và vì thế chúng có những cách thức riêng của mình để giảm bớt việc tích lũy năng lượng. Chúng cắn, cấu, véo mạnh người khác. Hành động cắn, cấu giúp chúng giải tỏa năng lượng và giúp chúng điều chỉnh cơ thể.

Bài tập có thể làm cho con:

1. Tìm những đồ vật giống như quả bóng này hoặc một cái khăn mặt ngâm trong nước

Dùng răng vào thật sâu, làm 3 lần, mỗi lần 20 giây

2. Đan tay vào với nhau rồi siết chặt nhất có thể, làm 3 lần, mỗi lần 20 giây.

3. Viết lại cảm giác khi làm như trên

Những việc trên được cho là giải tỏa được căng thẳng đã dồn tích. Và khi làm bài tập trên cảm giác rất thoải mãi, giúp ích cho cơ thể. Con chúng ta làm những hoạt động này cũng chính là vì lý do đó. Tuy nhiên, nhu cầu giải tỏa năng lượng từ cơ thể của chúng lớn hơn của chúng ta rất nhiều. Và điều khó khăn là giúp con sử dụng những đồ vật khác chứ không dùng người khác để giải thoát năng lượng.

Khi trẻ tự đập đầu, cắn mu bàn tay, vỗ đùi, dậm chân sẽ mang lại cho trẻ thông tin về cảm giác chính mình. Và như vậy, trẻ đang là nhà trị liệu tâm vận động cho chính bản thận, tự mình cân bằng hệ thống cảm giác.

Bạn cần để ý những dấu hiệu gì?

Bạn có thể để ý con có một trong những hành vi sau ngay trước khi con đâm vào hoặc cấu bạn, hoặc bạn có thể thấy những hành vi này tăng lên trong thời gian 30 phút trước khi năng lượng bủng nổ.

· Liên hồi tưng tưng nhảy lên nhảy xuống

· Một phần cơ thể căng ra, ví dụ như mặt căng ra đến mức có thể lắc một chút

· Dùng tay hoặc đồ vật nên mạnh hơn vào cơ thể bằng

· Chạy khắp nhà với năng lượng tăng cao

· Phát ra những tiếng kêu lớn hơn và dài hơn bình thường

· Trở nên sôi nổi hơn và nhanh hơn trong việc thuật lại các đoạn trích trong phim hoặc sách, truyện

Thúc giục bạn với hàng loạt câu hỏi mà bạn biết chắc con đã biết câu trả lời

Làm ngược lại,khi hỏi xin cái gì đó, rồi lại bảo không khi bạn đưa cho cái con yêu cầu, sau đó lại hỏi xin, rồi lại bảo không khi bạn đưa, và cứ tiếp tục như vậy

Nếu bạn không chắc con làm gì trong khoảng thời gian ngay trước khi con bùng nổ năng lượng, bạn hãy tìm hiểu kỹ xem, ghi lại những gì bạn thấy. Lưu ý là những gì xảy ra trước và sau khi con bủng nổ năng lượng sẽ cho bạn hiểu rõ tại sao con lại có những hành vi đó. VÀ khi chúng ta biết lý do tại sao chúng ta sẽ biết cần phải làm gì để giúp con. Chúng ta cần quan tâm đến nguyên nhân gốc rễ của "năng lượng bủng nổ" hơn là chỉ lo xử lý triệu chứng.

Cần phải làm gì?

Nạp cho con thông tin cảm giác mà con luôn tìm kiếm, giúp cho năng lượng không bị dồn nén đến mức con dùng chúng ta để giải tỏa năng lượng.

Bạn có thể làm những cách sau:

· Siết tay, chân hoặc đầu con

· Ngồi phía sau lưng con, choàng tay và chân xung quanh người con rồi siết chặt cơ thể con

· Lăn bóng trị liệu cỡ lớn về phía con, đây là một cách thay thế hoạt động thứ hai ở trên đối với trẻ to lớn hoặc lớn tuổi hơn

· Khuyến khích con nhảy trên trampoline

· Đối với trẻ từ 14 tuổi trở lên, cho con tham gia thất nhiều hoạt động thể thao như bơi, đi bộ, chạy bộ, nhảy trên trampoline cỡ lớn để con được giải tỏa thực sự. Thực hiện ba lần một tuần.

Bạn có thể làm bất cứ hoạt động nào trong số kể trên. Chọn hoạt động nào mà bạn thấy con thích nhất Khi thực hiện ba bài đầu, bạn nhớ để ý cơ hội để có thể thử thêm lực sâu như ôm, siết chặt. Tăng từ từ áp lực để chắc chắn là con cảm thấy thoải mái. Những trẻ giải phóng năng lượng do nhu cầu cảm giác thường sẽ rất thích áp lực sâu.

Phản ứng lại với trẻ như thế nào khi con có hành vi vì lý do giải tỏa năng lượng?

1. Bạn hãy nghĩ đến những điều sau:

· Con đâm vào tôi vì lý do hệ thống cảm giác

· Điều đó chẳng liên quan gì đến đến việc con có yêu hay tôn trọng bố mẹ

· Tôi có thể giúp con bằng cách nạp cho con cảm giác cân bằng cơ thể

Những suy nghĩ này sẽ giúp bạn phản ứng một cách dịu dàng, bình tĩnh và yêu thương

 

2. Siết tay, đầu hoặc hàm của con

· Nếu con đập đầu vào bạn, bạn hãy vuốt đầu, nếu con cấu bạn, bạn hãy siết tay con, nếu con cắn bạn, bạn hãy siết sâu quanh hàm.

· Giải thích cho con rằng con không cần đâm, cấu bạn và rằng bạn sẽ sẵn lòng siết chặt khi con muốn.

· Và khi bạn biết được các dấu hiệu, bạn sẽ tạo cho con cảm giác con cần trước khi con bùng nổ, đấm, cắn hay cấu. Tóm lấy một tay trước khi kịp vươn tới bạn rồi siết chặt. Trước khi con kịp cắn bạn, hãy dùng một thứ gì khác!

Mách nhỏ:

Trẻ khi muốn cắn thường ôm người khác vào để cắn sâu vào vai, nên luôn có một thứ đồ chơi cho trẻ cắn trong túi hoặc đặt miếng lót dưới vai áo. Nếu con cắn vào tay thì hay chìa tay, nếu bạn rút tay ra thì sẽ còn đau hơn. Dùng ngón cái và ngón trỏ siết chặt quai hàm, bạn sẽ không làm con đau và làm cho con mở miệng ngay tức thì.

NGUYÊN NHÂN THỨ 2 - CON ĐANG MUỐN NÓI ĐIỀU GÌ ĐÓ

Tất cả những hành động đâm, đá, cắn, vỗ, nhổ, cấu, đập đầu, tự cắn có thể chỉ vì một lý do đơn giản là con đang cho bạn biết con đang muốn gì đó. Đây có thể là trường hợp của những trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc trẻ nói quá nhiều. Nếu trẻ tin rằng những người xung quanh sẽ phản ứng nhanh hơn khi trẻ đâm vào người khác hay tự đánh mình, thì điều đó sẽ càng thôi thúc trẻ làm như vậy.

Những dấu hiệu cần quan sát

· Trẻ cấu, véo, đánh, cắn bạn ngay sau khi bạn nói với trẻ rằng chúng không thể có được một cái gì đó

· Trẻ không diễn đạt được cho người khác hiểu được mong muốn của mình

· Trẻ cứ đâm đổ các trò chơi khác nhau có thể là cách mà trẻ muốn bắt đầu trò chơi lại với bạn

Điều vẫn xảy ra là người lớn bỗng trở nên quan tâm phản ứng trở lại vì người lớn không muốn bị đấm. Và trẻ bắt đầu hình thành suy nghĩ là " à, vậy thì để được cái mà mình muốn, cách tốt nhất là đấm và người ta sẽ cố gắng để hiểu mình hơn".

Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn cần ý thức được không chỉ khi nào thì con cần giải tỏa năng lượng mà cả việc BẠN đang làm gì.

Bạn hãy thử bài tập sau:

Bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây trong ngữ cảnh bạn phản ứng khi con đấm bạn vì con muốn thứ gì đó hoặc con đang gặp khó khăn trong việc diễn đạt với bạn những gì con muốn.

· Cơ thể bạn phản ứng như thế nào? Tim bạn có đập nhanh hơn không? Tay bạn có toát mồ hôi không?

· Bạn cảm thấy như thế nào? Cáu giận? Buồn rầu? Sợ hãi? Hạnh phúc?

· Bạn cử động như thế nào? Nhanh hơn? Chậm hơn?

· Bạn có đưa cho con vật hoặc hoạt động mà con muốn không?

· Nếu bạn không hiểu con muốn gì, bạn có đưa cho con nhiều thứ không?

Khi bắt đầu quan sát các thành viên khác trong gia đình tương tác với con, bạn phản ứng như thế nào khi con đấm họ. Hãy hỏi thăm nơi trường học của con hoặc chương trình trị liệu về việc họ phản ứng như thế nào khi con đấm vào họ.

Nếu con đâm vào họ để thể hiện mong muốn gì đó là bởi vì ai đó ở đâu đó đã nhanh chóng đáp ứng khi con bày tỏ theo cách thức này.

Bạn cần làm gì?

1. Hãy nghĩ đến những điều sau đây

· Con tôi thật thông minh! Con đang cố gắng lấy được những gì con muốn bằng cách nhanh nhất có thể.

· Đó không phải vì tôi có lỗi gì

· Tôi biết cần phải làm gì. Tôi có thể giúp con bằng cách chậm lại, cho con biết rằng tôi không hiếu con khi con đâm vào tôi.

2. Hoạt động chậm rãi

Việc này rất quan trong. Chúng ta muốn cho trẻ thấy là bất kỳ hình thức giải tỏa năng lượng nào cũng không giúp con lấy được cái chúng muốn một cách nhanh chóng hơn mà thực ra là còn chậm hơn.

3. Giải thích

Bạn hãy nói cho con biết là bạn không hiểu con muốn gì khi con đâm vào bạn. Cũng nên giải thích là ngay cả khi con đâm vào bạn, điều đó cũng không làm thay đổi tình hình và bạn vẫn sẽ không đưa con đi chơi.

4. Hãy tránh ra, đưa ra lựa chọn thay thế

Khi mà bạn biết được tại sao con có hành vi như vậy thì hãy chuẩn bị. Nếu con muốn gì đó mà câu trả lới là không:

· Bạn biết con sẽ đánh bạn.

· Bước ra xa để con không thể với tới bạn, cho bạn thời gian tự bảo vệ bằng cách nắm lấy tay con và siết chặt hoặc đưa một đồ vật gì khác con có thể đấm vào như quả bóng hay cái trống

· Nếu con cao lớn hơn bạn hoặc đã lớn, luôn chuẩn bị sẵn một quả bóng trị liệu to hoặc một cái gối to để bạn có thể để giữa con và và bạn để bạn tự bảo vệ. Luôn tin răng bạn đủ khỏe và giữ bóng với toàn bộ quyết tâm của bạn, đừng đầu hàng.

5. Không đưa cho con những gì mà con đấm bạn để được thứ đó

Đây là việc vô cùng quan trọng! Bạn muốn giúp con hiểu rằng bủng nổ năng lượng dưới bất kỳ hình thức nào đều sẽ không mang lại cái con muốn. Đây là kĩ năng quan trong để dạy con, giúp con hòa nhập xã hội trong tương lai.

Nếu bạn muốn cho con thứ mà con thử đánh bạn để đòi, cần chắc chắn là bạn yêu cầu con thể hiện bằng cách khác trước khi bạn đáp ứng yêu cầu của con. Yêu cầu con chỉ vào vật, hoặc thể hiện bằng từ hay từ gần giống. Khen ngợi con khi làm được điều đó và giải thích cho con là bạn làm điều đó vì con đã thể hiện bằng cách khác chứ không phải vì con đấm vào bạn.

6. Hãy kiên trì và nhất quán


Bạn vốn vội phản ứng ngay khi con bạn đâm vào vì vậy có thể mất chút thời gian cho con nhận ra rằng đó không còn là lối phản ứng của bạn. Luôn phản ứng theo những gì nêu trên cho tới khi con bạn hiểu được điều đó.


Nếu kéo dài hơn 2 tuần để con thay đổi hành vi thì càn chắc chắn rằng bạn tuân thủ tất cả các bước nêu trên. Liệu bạn có bỏ qua một bước quan trọng? Nếu không, gần như chắc chắn là ai đo chứ không phải là bạn vẫn đang phản ứng ngay với hành vi của con. Hãy tìm ra đó là ai.

Theo tretuky.com