Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giúp bé phát triển kỹ năng xã hội


Nếu con bạn sợ hãi khi gặp người lạ, đừng buồn hoặc bối rối. Hãy cùng tìm ra giải pháp để bé hòa nhập xã hội nhé.

Vai trò của mẹ
Nếu con bạn đã biết sợ hãi khi gặp người lạ, đừng buồn hoặc bối rối. Thông thường các bé trở nên lo lắng với những người không quen biết xung quanh khi được 7 tháng. Nếu bé khóc khi bạn để cho một người họ hàng xa bế, hãy bế trẻ lại và nhẹ nhàng dỗ trẻ. Tiếp tục dỗ trẻ để trẻ yên tâm khi được mẹ bế nếu có nhiều người lạ xung quanh. Sau đó, nói chuyện và chơi với bé khi đang bế.

Đưa bé cho người họ hàng bế một lúc và nhớ là phải gần bé. Cuối cùng, hãy rời phòng một vài phút và quan sát. Nếu bé vẫn khóc to, hãy thử lại một lần nữa. BS. David Geller, Boston cho biết "Mẹ đi ra và đi vào phòng nhiều lần, dần dần bé sẽ yên tâm với ý nghĩ rằng mặc dù mẹ không ở bên bé ngay lúc ấy, nhưng mẹ sẽ quay trở lại".

Bé chập chững biết đi có thể học hỏi điều bổ ích từ các bé cùng trang lứa, do đó hãy để các bé chơi với nhau, nhưng nhớ rằng mẹ phải có thật nhiều đồ chơi trong phòng bé. Bé nhà bạn có thể gặp khó khăn khi chia sẻ đồ chơi với các bạn khác nhưng bạn có thể hạn chế những mẫu thuẫn này.

Cho bé cùng chơi với các bé khác để dễ dàng hòa nhập.
Nếu đứa con 2 - 3 tuổi của bạn có vẻ hơi ích kỷ, bạn sẽ lo lắng rằng bạn sẽ làm hư bé. Đừng coi trọng hóa vấn đề đó. Trẻ con ở tuổi này thường rất muốn mình là trung tâm. Điều quan trọng là hãy tạo cơ hội để dạy trẻ những thói quen tốt. Hãy dạy trẻ nói "xin", "ạ", "cảm ơn", dạy trẻ khen ai đó làm tốt công việc, và chia sẻ. Tham gia chơi trò chơi cùng bé hoặc đăng ký lớp học cho bé để bé có cơ hội được chơi với các bé khác. Dần dần bé sẽ học được cách làm quen và chơi với bạn bè, đồng thời bé sẽ trở nên năng động hơn trong cuộc sống tương lai.

Theo Eva.vn