Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bữa ăn nhẹ cho bé


Đồ ăn vặt phải đảm bảo cung cấp đủ lượng kalo lành mạnh cũng như không gây sâu răng cho bé. Chúng bao gồm rau củ quả, những miếng phômai, bánh mỳ, nước ép hoa quả...

Dưới độ tuổi 4-5, cơ thể của bé đòi hỏi bé phải ăn nhẹ (ngoài 3 bữa chính) trong ngày. Do dạ dày còn nhỏ của các bé không thể chứa đủ lượng kalo với ba bữa ăn như người lớn.

Số bữa ăn ở bé cũng rất đa dạng, có thể từ 3 đến 7 bữa mỗi ngày, gồm cả bữa chính và bữa phụ. Số lượng thức ăn trong từng bữa cũng có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác nhưng quy tắc chung là chỉ nên ăn ít trong bữa nhẹ để còn bụng cho bữa chính. Không phải càng ăn nhiều, bé càng đủ chất dinh dưỡng vì lượng chất dinh dưỡng không phụ thuộc vào số bữa trong ngày. Quan trọng không phải số lần bé ăn mà là những gì bé ăn.

Hầu hết các loại thực phẩm ăn nhanh thương mại, nhất là mua từ cửa hàng ăn nhanh chứa nhiều kalo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Nên tránh những các loại thực phẩm như bánh quy, kẹo, bánh, kem, nho khô và thực phẩm khô khác.

Đồ ăn vặt cho bé
Không nên xem nhẹ những bữa phụ ở bé vì chúng cũng góp dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng đừng để đồ ăn vặt trở nên nhàm chán với bé.

• Cố gắng làm cho các món ăn nhẹ vui mắt. Đặt một quả cà chua bi trên một miếng bánh mì để nó trông giống như một khuôn mặt tươi cười, chẳng hạn; hoặc cắt miếng trái cây có hình dạng lạ mắt.

• Hãy thử để bé lập kế hoạch và giúp chuẩn bị bữa ăn nhẹ.

• Bạn có thể sáng tạo khi chế biến những món thông thường: ví dụ món sữa chua mà bé không thích, có thể kết hợp với kem thành món sữa chua kem để lôi kéo bé.

• Đồ uống là một trong những hình thức quan trọng của bữa ăn nhẹ, đặc biệt nếu chúng có thành phần từ sữa (chỉ nên dùng sữa đã tách kem khi bé được 2 tuổi). Đồ uống có sữa là món ăn nhẹ bổ dưỡng vì chúng giàu protein, canxi, sắt và rất nhiều các vitamin nhóm B.

Theo mevabe