Có hôm bận việc gửi con sang bà nội, tối muộn mới về thì thấy con ngồi uặt vì đói, bà nội thì phàn nàn cu Đạt không chịu ăn vì... chê thức ăn bà nấu. Dạo này chị Lan cảm thấy mình thật sai lầm khi trước đây chị luôn nhất mực cho con ăn theo chế độ ăn của riêng mình, không cho ai can thiệp vào. Chị không cho con ăn những gì mà mình không thích và cho rằng nó không tốt với sức khỏe của con. Mẹ chồng, rồi chồng nói kiểu gì chị cũng khăng khăng phản đối và kiên quyết với chế độ ăn theo tiêu chuẩn "không ăn những gì mới lạ" so với chế độ ăn của con, chị còn chi li lựa chọn thực phẩm một cách quá cầu toàn. Cho đến khi lên 4 tuổi, cu Đạt bắt đầu "lểnh khểnh" trong chuyện ăn uống, món ăn nào không ưng ý là cu Đạt khóc ré đòi mẹ đổ đi. Có hôm bận việc gửi con sang bà nội, tối muộn mới về thì thấy con ngồi uặt vì đói, bà nội thì phàn nàn cu Đạt không chịu ăn vì... chê thức ăn bà nấu. Lúc này chị mới nhận ra rằng chình mình đã vô tình tạo thói quen sành ăn, kén chọn cho con mà cho đến bây giờ chị không biết làm cách nào để khắc phục. Cũng như chị Lan, nhiều mẹ, vì quá quan trọng hóa đến chi tiết cách thức ăn uống cũng như nguồn thực phẩm cho con mà vô tình tạo dựng thói quen ăn uống kén chọn cho con từ đó ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như thói quen ăn uống của con. Để con mình có thể đa dạng được các loại thực phẩm khi ăn, các mẹ hãy: - Cung cấp thường xuyên các loại thực phẩm mới cho con. Nếu con chưa quen, mẹ hãy cung cấp chỉ khi con đang đói như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn để thưởng thức vị lạ của thức ăn mới. - Hãy cho con thưởng thức nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn để con có thể thích nghi được khi bố mẹ có việc bận phải gửi con cho ông bà hoặc khi trẻ đi học. - Không nên nhất nhất cho con ăn chỉ một loại thức ăn. Hãy làm cho con cảm thấy thích thú với những loại thực phẩm khác bằng cách chế biến thành các hình dạng ngộ nghĩnh khác thường, tạo sự thích thú cho con. - Mẹ hãy tạo thói quen đa dạng các loại thức ăn cho con bằng việc cho con ăn theo gia đình, tức là gia đình ăn loại thực phẩm gì thì con ăn thực phẩm ấy khi con đủ khả năng tự ăn. - Hạn chế cho con uống đồ uống. Vì việc trẻ kén ăn thường đồng nghĩa với việc trẻ sẽ lấy chất lỏng thay thế cho thực phẩm. Với những cách trên, hi vọng các mẹ sẽ tạo lập cho con thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Theo afamily |