Theo quan điểm của ông bà xưa, nên cho bé ăn bột càng sớm càng tốt, vì vậy có gia đình cho bé ăn bột khi vừa được 2 tháng tuổi, hoặc như quan niệm y học trước đây là nên cho bé ăn dặm khi tròn 4 tháng tuổi. Thế nhưng, phải đến khi tròn 6 tháng tuổi thì bé mới có kỹ năng về vận động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa như trước đây bé chỉ cần phản xạ mút. Ngoài ra, lúc này bé cũng đã có đủ men amylase để thích hợp cho việc tiêu hóa tinh bột. Vả lại, khi bé được 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ngồi, tập bò, tập quan sát và học hỏi, rồi đứng, đi... Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này tăng lên nhiều, cả về năng lượng lẫn các vi chất, cho nên ngoài sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức), bé cần được ăn dặm thêm. Vì vậy, mẹ cần lưu ý chỉ cho bé tập ăn dặm khi bé đã có biểu hiện thích thú khi nhìn thấy người khác ăn: bé há miệng, chép miệng hoặc chồm tới thức ăn. Đó là lúc bé tròn 6 tháng tuổi. Các bậc cha mẹ lưu ý đừng cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, biếng bú và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn... Bé ăn dặm sớm có thể thiếu dinh dưỡng và chậm lớn (Ảnh minh họa). Ôi chao, mới điểm sơ qua vài hậu quả của việc cho bé ăn dặm sớm thôi mà chúng ta đã thấy sợ rồi. Thế nhưng vào những buổi đầu tập ăn dặm, nên cho bé ăn như thế nào để không bị biếng ăn sau này cũng là một trở ngại của các bậc cha mẹ, nhất là những gia đình mới có con đầu lòng. Thật ra việc cho bé ăn dặm cũng không quá phức tạp như chúng ta nghĩ đâu, chỉ cần các ông bố bà mẹ tinh ý một chút thôi. Có một vài điểm mà phụ huynh cần chú ý khi cho bé ăn dặm: 1. Đừng vội chứng tỏ tài đầu bếp của bạn Bắt đầu ăn dặm, có thể cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau cả...) vì có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận. Sau đó bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà...). Ngoài các bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt, lê...) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối, xoài, đu đủ...). 2. Hãy cho bé làm quen dần từ lỏng đến đặc 3. Cần kiên trì giúp bé làm quen với cái muỗng (thìa) 4. Đừng ép bé ăn đúng suất 5. Đừng cho bé ăn suốt ngày 6. Tuyệt đối tránh ép bé ăn, mẹ nhé Theo Cha mẹ & Con |