Khi chế biến thức ăn, bạn có thể cho bé thử nhiều vị khác nhau hoặc có thể đa dạng hóa các món ăn chứ không chỉ với những loại được tìm thấy trên thị trường. Hầu hết các loại thực phẩm cho bé trên thị trường đều ít bổ sung các loại thảo mộc và gia vị. Vì sao nên thêm gia vị vào trong các món ăn của trẻ Các loại gia vị không chỉ làm tăng hương vị của món ăn mà còn khả năng kháng khuẩn, chống ôxy hóa và có các tác dụng khác: Khi nào có thể sử dụng gia vị khi nấu ăn cho trẻ Ở nhiều nước, trẻ được làm quen với gia vị từ khi tập ăn. Tại Ấn Độ chẳng hạn, họ lựa chọn thêm một chút cà ri, gia vị vào thức ăn của em bé rất sớm. Các gia đình người Thái Lan thường kết hợp sữa dừa, sả, me và thậm chí cả ớt khi cho em bé của mình ăn thức ăn cứng. Tỏi rất tốt cho huyết áp (Ảnh minh họa). Sử dụng gia vị như thế nào Muối - Ở tuổi ăn dặm, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa 1 lượng muối như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau. Do vậy không cho muối vào thức ăn của trẻ. - Lượng muối phù hợp với trẻ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1 gam muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1 gam. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2 gam. - Nếu trẻ trên 1 tuổi mà bạn cho ăn những thức ăn có chứa hàm lượng muối cao như phomát, thịt nguội, khoai tây chiên giòn, súp... thì chỉ thỉnh thoảng mới nên cho thêm một chút muối vào thức ăn của trẻ. Các loại gia vị khác - Tỏi, gừng có thể được nghiền nhỏ để cho vào các món như bí đỏ, thịt gà. - Bột nghệ, rau mùi, rau thì là có thể cho vào món súp khoai, thịt bò, cháo cá,... - Vỏ cam và hạt tiêu có thể được dùng khi chế biến thịt bò. - Hành tây và hạt tiêu cho những món ăn được chế biến từ bột thịt bò. - Bột ớt, hạt tiêu đen là những gia vị nóng, có thể cho bé làm quen sau khi bé được 18 tháng, tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của bé. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé làm quen với một lượng rất nhỏ. Tránh các loại ớt xanh, ớt tươi xay vì có thể làm lưỡi trẻ bị bỏng và ảnh hưởng tới dạ dày. Theo eva.vn |