Nguồn: Positive Discipline For Preschoolers
Tác giả: Jane Nelsen, ed.d., Cheryl Erwin, M.A, và Roslyn Ann Duffy
Phần 1:TẠI SAO LẠI LÀ KỶ LUẬT TÍCH CỰC?
Adler and Dreikur: Những nhà tiên phong trong giáo dục trẻ theo phương pháp Kỷ Luật Tích Cực.
Kỷ luật tích cực có nền tảng dựa trên công trình của Alfred Adler và đồng nghiệp của ông - Rudolf Dreikurs.
Adler là chuyên gia tâm lý học người Áo, sống cùng thời Sigmund Freud - nhưng ông và Freud không đồng quan điểm. Adler tin rằng hành vi của con người có động lực bởi sự thôi thúc của sự thuộc về, ý nghĩa, sự kết nối, và giá trị bản thân - những thứ ảnh hưởng bởi các quyết định đầu tiên của chúng ta về bản thân, về người khác, và thế giới xung quanh mình. Thật thú vị, những nghiên cứu gần đây cũng chỉ cho chúng ta biết rằng trẻ em ngay từ khi sinh ra đã mạnh mẽ tìm kiếm sự kết nối với người khác, những đứa trẻ có cảm giác kết nối với gia đình, trường học, cộng đồng dường như ít có hành vi xấu. Adler tin rằng mọi người có quyền bình đẳng về phẩm hạnh, đều được tôn trọng (bao gồm trẻ em). Những ý tưởng này ông tìm thấy từ sự đón tiếp nồng hậu ở Mỹ - vùng đất với ông như mảnh đất quê hương thứ hai khi ông nhập cư.
Rudolf Dreikus, cũng là một nhà tâm lý học người Áo và là học trò của Adler. Dreikus đến Mỹ năm 1937. Ông ủng hộ nhiệt tình cho nhu cầu về phẩm hạnh và tôn trọng lẫn nhau trong tất cả các loại mối quan hệ - cả trong gia đình. Ông viết nhiều tác phẩm về giáo dục trẻ em mà ngày nay vẫn được tìm đọc rộng rãi; nổi bật trong số đó là tác phẩm kinh điển: "Trẻ em: Những thách thức" (Children: The Challenges).
Như bạn sẽ biết, phần lớn những gì mà mọi người dán mác sai lầm: "Hành vi không tốt" ở trẻ mầm non lại là những hành vi thể hiện mạnh mẽ xúc cảm, phát triển thể chất cũng như phát triển nhận thức. Những hành vi đó phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Trẻ nhỏ cần sự dạy dỗ, định hướng và yêu thương (đó là định nghĩa rõ ràng, dễ hiểu nhất về Kỷ Luật Tích Cực).
Ngọc Mai mamnon.com