Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tại sao lại là kỷ luật tích cực? Bên lề về kỷ luật



Những lời chia sẻ sau từ phụ huynh, thậm chí là cả giáo viên, mới quen thuộc làm sao:

"Tôi đã thử mọi kiểu khi phải viện tới kỷ luật, nhưng tôi hoàn toàn không có gì cả! Đứa con gái 3 tuổi của tôi thật là đòi hỏi, ích kỷ và ương bướng. Tôi phải làm gì bây giờ ?"
"Tôi phải làm gì đây khi không một phương pháp kỷ luật nào tỏ ra hiệu quả. Tôi đã thử cách đặt giới hạn thời gian với bé trai 4 tuổi của mình, cất đồ chơi, cắt giảm chương trình TV bé thích, thậm chí phát mông bé... không giải pháp nào mảy may tác dụng. Bé có xu hướng thô lỗ, không tôn trọng người khác, hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát. Tôi nên thử điều gì tiếp?"
"Tôi là giáo viên dạy một lớp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi. Lớp tôi có 15 bé. 2 trong số các bé suốt ngày đánh nhau, tuy nhiên tôi cũng không thể bắt 2 trẻ này chơi với những trẻ khác. Tôi đã đặt chúng vào góc phạt, đe dọa bắt chúng nghỉ học (tức là không có bạn bè chơi) nếu chúng còn tiếp tục chơi rồi đánh nhau. Sáng nay tôi không còn kiềm chế được nữa, tôi đã thét lên khi 1 trong 2 đứa xé rách tranh của đứa khác. Tôi không biết phải làm sao để thay đổi tình trạng này. Chúng sẽ chẳng nghe bất cứ điều gì cả. Làm thế nào để rèn chúng vào kỷ luật?

 

Khi người ta nói về "kỷ luật", họ thường mặc định với định nghĩa: kỷ luật = trừng phạt, bởi vì họ tin rằng cả hai là một và đồng nghĩa với nhau. Phụ huynh và giáo viên đôi lúc gào thét hoặc giảng giải/ lên lớp; phát mông hay tét tay; lấy đi đồ chơi hoặc cắt giảm đặc quyền đặc lợi... nếu không, họ cũng làm trẻ rơi tõm vào một góc phạt một khoảng thời gian phạt để "suy nghĩ kỹ lại về những điều mình đã làm". Tiếc thay, dù có vẻ việc trừng phạt hiệu quả ngay lập tức tại một thời điểm, nhưng trừng phạt không tạo ra kỹ năng xã hội và kỹ năng sống mà bố mẹ vốn mong con cái có được trong tương lai. Trừng phạt chỉ làm tình huống thử thách thêm phần căng thẳng, nó lôi kéo 2 phía (cha mẹ và con cái) vào những cuộc đương đầu mới đầy dữ dội. Qua thời gian, trừng phạt tạo ra sự nổi loạn, sự kháng cự; tai hại nhất là trẻ không tin vào giá trị bản thân mình.
Kỷ Luật Tích Cực dựa trên tiền đề: Trẻ em (và cả người lớn) sẽ làm tốt khi chúng cảm thấy tốt. Kỷ Luật Tích Cực là sự dạy dỗ (nghĩa của từ "Kỷ luật" là "việc dạy"), sự thấu hiểu, sự khuyến khích và giao tiếp. Kỷ Luật Tích Cực không liên quan tới "Trừng phạt".
Hầu hết chúng ta hình thành nhận thức về kỷ luật từ cha mẹ, từ xã hội mình đang hoạt động, và cả nền kỷ luật truyền thống. Chúng ta thường tin rằng trẻ em phải chịu đựng (ít nhất là một chút) những "đau đớn", "hệ quả" của hành vi chúng làm; hoặc chúng sẽ không hiểu được bất cứ thứ gì. Nhưng trong vài thập kỷ trở lại đây, xã hội và nền văn hóa của chúng ta đã đổi thay nhanh chóng. Sự hiểu biết của chúng ta về phương pháp giáo dục nền nếp, học tập cho trẻ cũng thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn rất nhiều. Vậy: Những cách mà chúng ta dạy trẻ hình thành người có khả năng, có trách nhiệm, những công dân có ích cho xã hội, tự tin vào bản thân... cũng phải thay đổi.
Do vậy, có một cách tốt hơn để giáo dục trẻ: Dạy trẻ qua kỷ luật tích cực. Series này đang hướng tới việc giúp đỡ các bậc phụ huynh vượt qua khó khăn về nhận thức phương pháp kỷ luật cho trẻ.

Ngọc Mai mamnon.com