Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tại sao lại là kỳ luật tích cực? : Tại sao có phương pháp kỷ luật hiệu quả với đứa trẻ này, nhưng với đứa trẻ khác thì không?


Một câu hỏi phổ biến của các bậc phụ huynh là: Tại sao có thể áp dụng một phương pháp kỷ luật này với đứa con lớn, nhưng vẫn phương pháp đó với đứa bé lại không ăn thua gì?



Một số trẻ em điều chỉnh tốt với các phương pháp kỷ luật nhất định, còn đứa khác lại phản ứng tốt với kiểu kỷ luật khác. Là một bậc phụ huynh đầy tinh thần trách nhiệm, việc xác định loại kỷ luật nào hiệu quả nhất với con cái mình là việc làm không dễ dàng. Sẽ cần nhiều thời gian để cha mẹ nhận ra đâu là cách thức kỷ luật phù hợp với con mình. Nhưng bạn có thể thực hiện được nếu như lưu ý tới những điểm mấu chốt sau:

Nhận biết con bạn.

Nếu bạn là một người mẹ tốt và dành nhiều thời gian có chất lượng với con, bạn sẽ hiểu bé thích gì, không thích gì, cũng như cách bé sẽ đối phó ra sao với các tình huống khác nhau. Nếu bé thích xem truyền hình, thì khi bạn muốn phạt bé bằng cách lấy đi đặc quyền xem ti vi có thể là cách tốt để rèn kỷ luật cho bé. Nếu con bạn ít quan tâm tới ti vi, thì dù cấm hay không cấm trẻ tiếp xúc các kênh truyền hình, bạn không thể điều chỉnh được hành vi thực tế của bé. Một khi bạn nhận thấy điểm yếu của con, bạn có thể tác động lên đó nhằm đạt hiệu quả tốt, coi đấy như một công cụ thực thi kỷ luật với con.

Mỗi trẻ em có một đặc điểm cá nhân riêng.

Hãy thừa nhận rằng mọi đứa trẻ đều khác nhau. Một số chúng có thể yêu thể thao, trong khi số khác lại có sở thích nói chuyện không ngừng trên điện thoại. Khi bạn nhận ra những điểm khác nhau của các con mình, việc tìm ra phương pháp kỷ luật hiệu quả với con không còn là điều quá khó. Thực tế, một đứa trẻ có thể phản ứng rất tốt khi cha mẹ áp dụng thời gian chờ (thời gian dừng tạm thời) chỉ trong khoảng 30 phút, trong khi đứa khác bạn phải áp dụng cách kỷ luật này trong vòng 2 tháng liên tục mới "thấm nhuần".

Tước đi quyền lợi khi con có hành vi không đúng cũng có thể là cách tốt để giáo dục trẻ. Phương pháp này dựa trên việc truyền đi một thông điệp tích cực: Những đứa trẻ biết cư xử đúng đắn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi xứng đáng, còn những đứa trẻ có hành vi không tốt sẽ không xứng đáng để nhận điều đó.

Hãy thử một vài thứ mới mẻ.

Khi bạn nhận thấy rằng phương pháp kỷ luật của mình không hiệu quả, nó không có nghĩa là cách thức giúp bạn kiểm soát hành vi của con là sai. Bạn cần hành động ngay để cải thiện tình hình. Càng đợi lâu, càng chần chừ, phụ huynh chỉ càng lâm vào tình thế rắc rối nhiều hơn. Do đó, ngay khi cha mẹ nghi ngờ rằng các con không phản ứng điều chỉnh tốt với một cách kỷ luật cụ thể (dù biện pháp đó áp dụng hiệu quả với anh/chị/em khác của trẻ), sẽ không quá muộn để các bậc phụ huynh bắt tay ngay vào xác định lại công cụ kỷ luật nào là hiệu quả với từng đứa con của mình.

Ngọc Mai mamnon.com