Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

PHẦN III: Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Làm thế nào để vừa dạy dỗ vừa cho trẻ quyết định?


Nguồn: Positive Discipline For Preschoolers
Tác giả: Jane Nelsen, ed.d., Cheryl Erwin, M.A, và Roslyn Ann Duffy



Mỗi con người là một tác phẩm nghệ thuật. Hãy xem xét một loạt những đặc điểm mà chúng ta có thể quan sát thấy - chỉ riêng hình dáng bên ngoài: màu da, màu tóc, kiểu tóc và các đặc điểm của tóc, hình dạng của mũi, màu mắt, chiều cao, trọng lượng, hình thể - tổng hợp tất cả các đặc điểm của mỗi người trong số chúng ta đều là duy nhất. Và các đặc điểm về mặt cấu tạo hình thể cũng mới chỉ là bắt đầu của sự duy nhất đó.

 

Cá tính cũng khác biệt như là dấu vân tay vậy. Tỷ lệ giữa các đặc điểm, yếu tố mà chúng ta đã phát triển và đạt tới sự trưởng thành cũng như vậy. Hiểu biết về những yếu tố phù hợp cho phát triển nghĩa là quan tâm đến những điều mà trẻ có thể làm được, có thể suy nghĩ, và tuỳ theo các độ tuổi khác nhau, cũng như sự phát triển đa dạng của mỗi đứa trẻ trong những hoàn cảnh rộng hơn về gia đình, văn hoá, những điều kiện sống khác nhau. Có rất nhiều yếu tố cần phải xem xét.

Trong độ tuổi từ 1 đến 2, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn "Để con làm nó cho!". Đây là khi trẻ phát triển sự tự do cá nhân (như đã được đề cập trong Positive discipline: The first three years của các tác giả Jane Nelsen, Cheryl Erwin và Roslyn Duffy, tái bản lần 2, Nhà xuất bản Three Rivers, 2007). Độ tuổi từ 2 đến 6 phát triển khả năng khám phá môi trường xung quanh. Đó là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ để khám phá và thực nghiệm. Bạn có thể tưởng tượng nó rắc rối đến mức nào, khi mà đứa trẻ bị phạt vì đã làm điều được lập trình sẵn trong đầu? Trẻ gặp phải tình huống khó xử thật sự (ở mức độ tiềm thức). "Con phải vâng lời bố mẹ! Hãy làm theo những gì đã được dạy bảo sẵn, để phát triển sự tự do cá nhân và khả năng khám phá môi trường xung quanh! Hãy khám phá và trải nghiệm thế giới của mình!" Sự trừng phạt - một phản ứng điển hình của người trưởng thành đối với những cách cư xử mới lạ và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro - sẽ dẫn đến cảm giác tội lỗi và xấu hổ ở trẻ.

 


Nhưng những đặc điểm trong giai đoạn phát triển này không có nghĩa là trẻ cần được làm theo tất cả những gì chúng muốn. Trẻ học cách đưa ra điều giải thích tại sao cho những hành động của mình. Và những nỗ lực hợp tác của bạn với trẻ phải được suy nghĩ thấu đáo và kiên định thay vì việc cố gắng điều khiển hay trừng phạt chúng. Bộ não của trẻ đang hình thành những kết nối có ảnh hưởng lớn đến nhân cách, và các bước phát triển tiếp theo trong cuộc đời. Hầu hết các bậc cha mẹ muốn con tự quyết định - "Con có khả năng." "Con có thể thử, mắc lỗi và học hỏi." "Con được yêu thương." "Con là một người tốt." Nếu như bạn muốn dạy con bằng việc trừng phạt, gây xấu hổ hay cảm giác tội lỗi, thì bạn sẽ tạo ra một niềm tin đầy chán nản, mà sẽ rất khó có thể thay đổi được khi trẻ trưởng thành.

Một cách nuôi dạy con cái phù hợp cho sự phát triển của chúng là tạo dựng nên những kỹ năng tốt - điều mà trẻ có thể làm nhiều lần, và được thử thách để học hỏi thêm, với một vài cú huých nhỏ kích thích trẻ phát triển theo hướng đi mới. Trẻ đang học đếm đến 3 thì có thể bắt đầu đếm được 3 cái thìa để sử dụng cho bữa sáng, chọn 3 cục phấn màu, hay khuấy bát bột nướng bánh lên 3 lần. Một đứa trẻ học được kỹ năng mới này với sự giúp đỡ của một người lớn, sau đó người lớn đếm to cùng trẻ, và cuối cùng cho trẻ tự đếm. Bạn sẽ làm đi làm lại việc này theo nhiều cách học khác nhau qua những năm đầu. Vì đứa con mà bạn nâng niu trong vòng tay sẽ lớn lên thành một đứa trẻ có khả năng tuyệt vời, từ cách dạy con dần dần không cần trợ giúp, bạn sẽ sớm theo con tới lớp sơ học đầu tiên.

Mamnon.com