Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Trẻ nhỏ và sự lấy cắp


Sở hữu là một khái niệm mới mẻ nữa trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Trẻ nhỏ không có khái niệm về quyền sở hữu tài sản như người lớn. (Thực tế thì sự phát triển về đạo đức và đạo lý thường diễn ra ở tuổi vị thành niên.) Vì trẻ em học hỏi khi quan sát người lớn, thỉnh thoảng trẻ cũng đưa ra những quyết định gây ngạc nhiên cho chúng ta về điều chúng thấy.

 

Jason đi vào siêu thị với mẹ. Cậu bé nhìn thấy mẹ lấy một bản giấy quảng cáo và để vào trong ví. Đi xuống gian dưới, một người phụ nữ đang mời ăn thử mẫu bánh bao. Người mẹ lấy một chiếc để ăn và đưa cho Jason một chiếc, Jason đã ăn rất vui vẻ.

Khi hai mẹ con đi ra xe, người mẹ bế Jason lên ghế ngồi và thấy dưới đáy túi của Jason phình ra. Kiểm tra kỹ thì thấy một thanh kẹo.

Người mẹ đã bị sốc và la lên: "Con đã lấy cắp nó!"
"Cái gì cơ ạ, lấy cắp á!" - Jason kinh ngạc.

Không có gì quá ngạc nhiên khi Jason bối rối; điều khác nhau giữa tờ rơi quảng cáo, bánh bao mẫu phát miễn phí, và thanh kẹo là gì? Nếu người mẹ chú ý, thì cô ấy sẽ nhận ra vấn đề ở đây không phải là lấy cắp hay không trung thực, mà là sự khác nhau trong nhận thức. Bây giờ nhiệm vụ của người mẹ chính là giúp đỡ cậu con trai bé nhỏ hiểu được tại sao cậu có thể tự do lấy được một số thứ ra ngoài siêu thị, còn một số thứ khác thì không được.

Nếu người mẹ la mắng Jason, làm cho cậu cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và sợ hãi, điều này có thể khiến cậu bé sẽ càng tin rằng đúng và sai là hai vấn đề có thể đánh đồng với nhau. Cậu bé có lẽ sẽ không học được cách cư xử đúng, điều mà đáng ra cậu cần được học, để áp dụng vào một tình huống tương tự trong tương lai. Kỷ luật được định nghĩa là để dạy dỗ trẻ, và các lỗi lầm là cơ hội để học hỏi. Chúng ta thực sự không thể không nói đến điều đó thường xuyên và đầy đủ.

Các cách xử lý khi trẻ nói dối
Đây là một vài gợi ý để bạn xem xét sử dụng khi trẻ nói dối.
• Cùng tham gia, cùng giả vờ với trẻ bằng cách phóng đại câu chuyên lên làm cho nó trở nên buồn cười, và hiển nhiên không thể có thật.
• Tập trung giải quyết vấn đề hơn là đổ lỗi. Thay vì hỏi ai đã gây ra đống bừa bộn này, thì hãy hỏi trẻ có cần giúp đỡ dọn sạch nó không, hay hỏi trẻ xem có ý tưởng nào về cách giải quyết nó không.
• Khi bạn nghi ngờ đó là điều nói dối, hãy nói: "Đó dường như là câu chuyện của con. Mẹ phân vân sự thật là gì đây?"
• Hãy đồng cảm với trẻ. Hãy hỏi trẻ rằng liệu bé có cảm thấy sợ khi thừa nhận đã gây ra đống bừa bộn này. Hãy thừa nhận với trẻ rằng tất cả chúng ta đều cảm thấy sợ trong rất nhiều trường hợp mắc lỗi.
• Hãy giải thích tầm quan trọng của việc tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình: "Tất cả chúng ta đều mắc lỗi, nhưng đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, thậm chí là một ai đó trong tưởng tượng, không bao giờ vứt bỏ trách nhiệm vì điều chúng ta đã làm."
• Hãy nói về ý nghĩa của sự trung thực. Giúp trẻ thấy được mối liên kết giữa việc nói thật của mình với việc ai đó thành thật với những gì nói ra.

 

Mamnon.com