Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Chủng tộc và những phân biệt khác


Trẻ em học phân loại mọi thứ bằng màu sắc, kích cỡ, hình dáng, và trẻ thường chú ý rằng những người xung quanh trông khác nhau và cũng hành động khác nhau.

Mẹ Randy thì da đen, bố của cậu bé thì da trắng. Khi Randy lên 3, một cặp vợ chồng da đen cạnh nhà thông báo rằng họ đang muốn có đứa con đầu tiên. Với sự ngây thơ của thời thơ ấu, cậu bé Randy 3 tuổi đã hét to rằng em bé sẽ là da đen hay da trắng. Đối với cậu bé thì bất cứ điều gì đều có thể. Lúc Randy lên 4 tuổi rưỡi, cậu bé thấy rằng da của cậu trông khác so với một vài người bạn trong lớp. Randy sẽ đưa ra quyết định gì cho điều thực tế này?

Giới và sự phát triển
Các cuộc nghiên cứu về sự phát triển của bộ não cung cấp những thông tin thú vị về cách mà giới tính ảnh hưởng đến phát triển. Vì nhiều lý do không được hiểu một cách rõ ràng, con gái được tiếp cận với bán cầu não trái sớm hơn là con trai. Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất (hầu hết những khác nhau này đều biến mất trong thời điểm trẻ đi học), nhưng bạn có thể chú ý đến những điểm sau đây khi bạn đang nuôi con ở độ tuổi mẫu giáo.
• Bé gái thường học về các kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc sớm hơn bé trai.
• Bé trai thường nhạy cảm hơn bé gái và có thể sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để tự kiềm chế bản thân khi bé trai buồn.
• Bé trai thường hiếu động hơn, bốc đồng hơn, hiếu thắng hơn và có tính cạnh tranh hơn là bé gái.
Tất nhiên, bạn có thể nhận thấy những kết quả rất có ích để quan tâm hơn tới phẩm chất riêng của con, còn hơn là hi vọng vào các hành vi tự nhiên dựa theo giới tính.
Juanita và các bạn cùng lớp của bé đã rất vui khi Khadima cùng học chung với chúng. Chúng rất thích đẩy cái ghế đẩy của cậu bé qua các phòng lớn. Đối với chúng thì sự tàn tật của cậu bé chỉ đơn giản là một phần của cậu. Một thực tế quan trọng là cậu bé là bạn của chúng.
Delia đã mời bạn thân nhất của bé là Nora tới một chương trình nhảy tại trường Ai Cập mà bé đang tham gia. Delia rất tự hào về các bài hát Ai Cập mà bé đã được học và rất vui khi chia sẻ nền văn hoá đặc biệt của bé với bạn thân.

Cuộc sống sẽ thật nhàm chán nếu như tất cả chúng ta giống hệt nhau! Mọi người đều khác nhau. Và các kết luận mà trẻ rút ra từ những sự khác nhau này phụ thuộc vào điều mà bạn dạy và làm gương cho trẻ. Cha mẹ và giáo viên đều có cơ hội để dạy trẻ cách đánh giá về những sự khác nhau thay vì chỉ trích hay làm trẻ sợ hãi. Thực sự mọi người đều đáng được tôn trọng, kể cả khi những khác biệt đó là đặc biệt. Trẻ học hỏi về định kiến, liệu điều đó có liên quan đến chủng tộc, văn hoá hay thái độ đối với những đặc điểm thể chất khác nhau. Thậm chí trẻ nhỏ có thể học được sự tôn trọng những khác biệt về chủng tộc, giới tính hay niềm tin tôn giáo. Và bởi vì trẻ nhỏ ở độ tuổi này đang học hỏi rất nhiều về chính chúng, điều vô cùng quan trọng là trẻ học cách nhìn nhận người khác với thái độ tôn trọng và tích cực.

Văn hóa, xã hội và thành kiến
Sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá và tập quán xã hội nơi trẻ sống. Những bậc cha mẹ và giáo viên khôn ngoan nhận ra vai trò quan trọng của văn hoá, và tôn trọng những khả năng mà xã hội ảnh hưởng đến trẻ, mà không có những nghi ngờ hay thành kiến.
Một vị giáo sư ở Singapore sang tham quan nước Mỹ, ngắm nhìn bức tranh vẽ một em bé mới chập chững biết đi đang tự mình ngồi ăn. Khuôn mặt hạnh phúc của em bé sáng rạng rỡ với những giọt sữa chua đang chảy, ngày càng có nhiều sữa chua lan chảy ra cái khay. Lắc lắc đầu, vị giáo sư nói: "Chỉ có ở Mỹ." Một lời nói gây ngạc nhiên cho cả vị giáo sư và vị đồng nghiệp phương Tây. Cô ấy có ý gì?
Trẻ em Châu Á thường được người lớn cho ăn cho đến khi trẻ được 3, 4 hay thậm chí 5 tuổi vì 2 lý do. Thứ nhất là thức ăn không bao giờ được lãng phí. Lý do thứ 2 có nguồn gốc văn hoá sâu xa: trong nền văn hoá Châu Á nói chung thì giá trị cao nhất thường được đặt trong các mối quan hệ. Thời gian cho trẻ ăn tạo ra cho trẻ và người lớn những cơ hội để tận hưởng, và làm gắn kết hơn nữa mối quan hệ của họ; nó trở lên gần gũi, thân thiết hơn. Ngược lại thái độ khuyến khích sự tự lập của người Mỹ đã bỏ qua những mối quan tâm này đối với nền giáo dục Mỹ hiện tại. Đối với họ, giúp trẻ phát triển khả năng tự lập và giúp trẻ trải nghiệm chính năng lực của bản thân có giá trị lớn hơn nhiều so với sự bừa bộn hay việc lãng phí thức ăn. (Bởi vì người viết quyển sách này có nhận thức từ phương Tây, nên các ý tưởng được trình bày tương xứng với mô hình thứ 2).
Các kỹ năng được mong đợi hay có giá trị hơn có thể khác nhau ở mỗi nền văn hoá. Văn hoá phương Tây đánh giá cao chủ nghĩa cá nhân, trong khi các nền văn hoá khác đánh giá các nhu cầu tập thể quan trọng hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ tuổi mà người lớn muốn trẻ tự mặc quần áo hay tự mình ăn uống, và loại công việc hay lựa chọn mà người lớn muốn trẻ làm. Cha mẹ và giáo viên sẽ thật là sáng suốt khi nhận ra sự ảnh hưởng của văn hoá đến việc phát triển và nuôi dạy con cái.

Mamnon.com