Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Phần IV: Não bộ kỳ diệu: Việc học hỏi và sự phát triển


Nguồn: Positive Discipline For Preschoolers
Tác giả: Jane Nelsen, ed.d., Cheryl Erwin, M.A, và Roslyn Ann Duffy

Robbie 5 tuổi. Chị gái của bé đang đi học với "những bé lớn" khác, và Robbie hầu như không thể đợi cho đến khi bé đủ tuổi, để cùng đi chung với các anh chị trong chiếc xe buýt trường học màu vàng to đó. Bé yêu những quyển sách, thích học chữ, những con số, và muốn có khả năng tự viết tên của mình và tên con chó của bé, Comet. Robbie rất háo hức khám phá phần quan trọng tiếp theo của cuộc đời mình. Mặc dù vậy, mẹ của Robbie vẫn đang có những cảm xúc lẫn lộn. Cô biết rằng sẽ có rất nhiều khó khăn khi bé bước vào phần đời tiếp theo. Và trong khi Robbie rất thích học, rất tò mò về thế giới xung quanh, bé cũng hay xấu hổ và đôi khi có rắc rối với những bé cùng tuổi khác. Bé bám lấy mẹ ở những nơi công cộng. Và thỉnh thoảng bé viết một số từ mà chính bé biết là viết ngược. Mẹ của Robbie lo lắng rằng bé chưa thật sự sẵn sàng để đi học.

"Tôi nên làm gì?" - Cô đã hỏi người hàng xóm gần đó đang có cả 3 đứa con cùng học ở trường tiểu học. "Tôi có nên cho con tham gia học chương trình chuẩn bị vào lớp 1 để cho bé được sẵn sàng?", "Tôi có nên mua cho con một vài quyển sách vỡ lòng để dạy con học đọc trước?", "Hay tôi nên đợi thêm một năm để cho bé đi học đúng độ tuổi?", "Tôi không muốn Roobie bị thất bại - nhưng tôi cũng không muốn Robbie phải chờ đợi, thất vọng hay nản lòng". Mẹ của Robbie lắc lắc đầu trong sự mơ hồ và đầy lo lắng.

Học thế nào? Khi nào học? Và vì sao phải học?

Những năm cuối của tuổi mẫu giáo là khoảng thời gian đau đầu cho cả bố mẹ và con cái. Khi những trẻ mẫu giáo ở độ tuổi 5 hay 6 thì viễn cảnh về trường học và đi học tiểu học bắt đầu hiện ra lờ mờ trong nhận thức của bé. Thế giới sẽ mở rộng ra cho cả trẻ và gia đình, bao gồm thêm những nguời bạn và những người giáo viên của bé, tất cả những người này đóng vai trò lớn hơn trong cuộc đời của một đứa trẻ khi thời điểm đi học lớp 1 đến gần. Đây không phải là một sự chuyển dịch dễ dàng cho cả bố mẹ lẫn con cái.
Hầu hết bố mẹ đều nhận ra rằng con cái sẽ sống trong một thế giới có tính cạnh tranh cao. Hầu hết cha mẹ đều đã đọc những câu chuyện trên báo có kể chi tiết về sự suy thoái trong học hành của trẻ em. Và bởi vì cha mẹ nào cũng yêu con, muốn con thành công, nên họ có rất nhiều câu hỏi. Chúng tôi nên dạy con cái gì, và chúng tôi nên bắt đầu từ đâu? Trẻ nên biết bao nhiêu về đọc, viết và số học trước khi bước vào cổng trường tiểu học? Các kỹ năng xã hội của trẻ cần phải được phát triển đến mức như thế nào? Và dù gì thì trẻ sẽ học tập ra sao? Điều gì đương diễn ra trong bộ não đang phát triển của trẻ? Cần phải làm gì để giúp trẻ có khả năng tiếp thu, sử dụng các kiến thức và kỹ năng? Một vài trẻ tại sao lại học được tốt hơn những trẻ khác?

Trong một vài năm gần đây, hiểu biết của chúng ta về sự lớn lên và phát triển bộ não của con người đã có những thay đổi đáng kể. Giờ đây, chúng ta biết được rằng những năm đầu đời của một đứa trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong sự hình thành kỹ năng tư duy và suy luận của trẻ, và những liên kết chủ yếu giữa các vùng bên trong bộ não. Bộ não tiếp tục lớn lên và học hỏi qua thời trẻ thơ và tuổi vị thành niên. Thực tế là vùng phía trước của vỏ não, nằm ở sau phần trán chịu trách nhiệm quản lý cảm xúc, kiểm soát các cơn bốc đồng, tham gia nhiều vào quá trình hình thành nên các khả năng lý luận, và phần này sẽ chưa phát triển đầy đủ ít nhất cho đến tuổi 25. Cái cách mà cha mẹ và người trông trẻ tiếp xúc với trẻ trong suốt những năm mẫu giáo là vô cùng quan trọng, cho sự phát triển bộ não và kỹ năng học hỏi của trẻ.

Mamnon.com